FE CREDIT chuyển mình trước vận hội mới

0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, hoạt động kinh doanh của FE CREDIT chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh nhưng với sức mạnh nội tại và tinh thần đồng hành cùng khách hàng vượt khó khăn đã giúp doanh nghiệp này vượt qua thời kỳ khủng hoảng, tạo ra sức bật mạnh mẽ trong thời gian tới.
FE CREDIT chuyển mình trước vận hội mới ảnh 1

Năm 2021 được xem là một năm khó khăn đối với ngành tài chính tiêu dùng khi dường như mọi hoạt động của các công ty tài chính bị gián đoạn do dịch bệnh đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, đây là những nơi thực hiện lệnh giãn cách trong nhiều tháng.

Tác động tiêu cực của đại dịch khiến lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục, tỷ lệ thấp nghiệp tăng cao khiến thu nhập của phần lớn khách hàng của các công ty tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước bối cảnh đó, các công ty tài chính phải đưa ra các giải pháp ứng phó và đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng vẫn được thông suốt. Tại FE CREDIT – với vai trò của người tiêu phong trong ngành tài chính tiêu dùng đồng thời là công ty tài chính có quy mô cũng như là thị phần lớn nhất nhì ngành thì sức ảnh hưởng của đại dịch tới doanh nghiệp này lại càng rõ rệt.

Để lèo lái con thuyền “khổng lồ” vượt qua đại dịch, ban lãnh đạo công ty đã nhanh chóng triển khai chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả nhằm hoàn thành cùng một lúc nhiều mục tiêu: Kịp thời ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Đồng thời, tích cực hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn thông qua các chương trình miễn giảm lãi trong và sau dịch.

“Đại dịch Covid -19 là một thách thức chưa từng có tiền lệ đối với ngành tài chính tiêu dùng. Đặc biệt, quý 3/2021 thực sự là thời gian khó khăn chưa từng có đối với FE CREDIT nên không thể có một chiến lược kinh doanh cứng nhắc được”, đại diện FE CREDIT cho biết.

Tuy nhiên không chỉ riêng FE CREDIT, theo báo cáo gần đây của FiinGroup về thị trường cho vay tiêu dùng, trong khoảng quý 2-3/2021, hầu hết các công ty tài chính đều phải vật lộn với công tác thu hồi nợ do các điểm thu nợ phải đóng cửa. Mặc dù các nhân viên đã hướng dẫn khách hàng về trả nợ trực tuyến nhưng vẫn gặp khó khăn. Hơn nữa lệnh giãn cách khiến họ chỉ có thể nhắc nợ khách hàng qua điện thoại, đây là dấu hiệu cho thấy nợ xấu có khả năng tăng cao trong thời gian tới.

Là người đi tiên phong trong ngành cùng cùng sức mạnh nội tại vững chắc, FE CREDIT đã linh loạt thích ứng với khó khăn bằng cách chuyển dịch các kênh giải ngân, thanh toán và hỗ trợ khách hàng từ trực tiếp sang nền tảng số. Kết quả là tổng giải ngân cho vay trong quý 4/2021 đạt gần 24.500 tỷ đồng, tăng gần 38% so với với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giải ngân sản phẩm cốt lõi tăng mạnh đạt 17.000 tỷ đồng, riêng tháng 12 chỉ tiêu này đạt 6.400 tỷ đồng - cao nhất trong 11 tháng liên tiếp đưa giá trị giải ngân năm 2021 đạt 67.000 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với 2020.

Thu nhập ròng cuối cùng (ENR) cuối 2021 đạt 75.400 tỷ đồng, tăng 20,8% so với thời điểm cuối quý 3 và tăng 14,2% so với đầu năm 2021.

Đồng thời nhờ công ty đã tập trung số hóa, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nên chi phí hoạt động (OPEX) tiếp tục giảm. Nếu như chỉ tiêu này trong năm 2019 là 5.690 tỷ đồng thì đã giảm xuống còn 5.040 tỷ đồng vào 2020 và đạt 4.670 tỷ đồng trong 2021.

Bên cạnh đó sức khỏe tài chính của FE CREDIT luôn được kiểm soát tốt khi hệ số an toàn vốn (CAR) luôn đạt 17,8%và cao so với các công ty tài chính khác.

Nhờ việc sát cánh cùng khách hàng vượt qua khó khăn và phát triển hệ sinh thái số vững chắc nên trong bối cảnh nhu cầu vay tiêu dùng giảm nhưng số lượng khách hàng của công ty năm 2021 tiếp tục tăng trưởng tích cực với lượng khách hàng hiện hữu tăng gần 2 triệu người.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư chiến lược của VPBank mới đây, chia sẻ về triển vọng kinh doanh của FE CREDIT, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết bước sang năm 2022, mảng kinh doanh của FE CREDIT kỳ vọng sẽ hoàn toàn hồi phục nhờ ba yếu tố.

Đầu tiên là thị trường tài chính tiêu dùng vẫn đầy tiềm năng nhờ các chương trình kích cầu tiêu dùng mà Chính phủ đang thực hiện. Đồng thời, FE CREDIT đã từng trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Nhờ vậy, FE CREDIT sẽ có kinh nghiệm bứt tốc nhanh hơn các công ty tài chính tiêu dùng khác.

Thứ hai, tập đoàn tài chính tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản Sumitomo Mitsui (SMBC) đang hỗ trợ giúp cho FE CREDIT ngày càng hoạt động an toàn và hiệu quả.

Thứ ba, theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính trên thế giới, VPBank liên tục được nâng xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, FE CREDIT cũng sẽ có cơ hội tiếp cận chi phí vốn rẻ từ các tổ chức quốc tế.

Dựa vào những yếu tố trên, ban lãnh đạo VPBank kỳ vọng FE CREDIT có thể quay trở lại mức lợi nhuận 5.000 - 6.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Ông Kalidas Ghose – Tổng giám đốc FE CREDIT cũng cho biết với những kết quả đạt được trong 2021 đã này minh chứng được sức mạnh nội tại giúp công ty vượt qua và lấy được đà tăng trưởng như hiện tại. Dư địa tín dụng của FE CREDIT hiện lớn hơn nhiều so với con số thể hiện trên bảng cân đối kế toán (tương đương 75.000 tỷ đồng). Các chỉ tiêu cơ bản như doanh số, hiệu quả tín dụng cũng được cải thiện cho thấy một tương lai rất tươi sáng và trong 6 tháng tới sẽ được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh.

MỚI - NÓNG