TPO - Trong bối cảnh các tài sản nhà đất, ôtô đang gánh quá nhiều loại thuế, phí... thì Bộ Tài chính vừa đề xuất ban hành sắc thuế tài sản, trong đó mức thuế suất áp dụng cho nhà ở là 0,3%-0,4% khiến dư luận phản ứng.
Đại biểu Quốc hội cho rằng cần làm rõ cơ sở của con số 700 triệu đồng bắt đầu tính thuế tài sản, phân tích và cân nhắc kỹ ảnh hưởng của thuế này tới dân.
TP - “Tôi không bàn đến tài sản nhà đất đó giá 700 triệu, hay 7 tỷ, bởi tất cả những con số đó đều là võ đoán. Nhưng có thể nói, lý giải của ban soạn thảo không đi vào lòng dân, không làm rõ được các cơ sở lý luận, cơ sở kinh tế, xã hội về các nội dung đó”, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết.
Trong bối cảnh nhà đất đã gánh quá nhiều loại thuế, phí, Bộ Tài chính đề xuất ban hành sắc thuế tài sản, trong đó mức thuế suất áp dụng cho nhà ở là 0,3%-0,4% khiến dư luận cảm thấy nhức nhối.
TP - Không chỉ số lượng biên chế đông với hơn 43 nghìn người, cán bộ trong ngành thuế còn đang được hưởng lương với mức bằng 1,8 lần lương cơ bản so với cán bộ, công chức thông thường.
TP - Đề xuất tăng hàng loạt các loại thuế khác nhau trong hơn 1 năm trở lại đây của Bộ Tài chính đã bị dư luận phản ứng dữ dội. Các mức đề xuất không chỉ có tính tận thu, mà còn thể hiện trình độ tham mưu có vấn đề của bộ này nhất là khi có nhiều cách khác để tăng nguồn thu, giảm chi tiêu công...
TPO - Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, bộ này chọn ngưỡng chịu thuế tài sản với nhà từ 700 triệu đồng trở lên là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.
TPO - Bán thịt trong vòng 8 tiếng; phạt 5 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại ở cây xăng; ngực lép không được lái xe, ngực càng to càng được lái xe lớn...là những quy định chưa ra đời đã chết yểu vì xa rời cuộc sống thực tế. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế sở hữu với người có nhà, đất giá trị từ 700 triệu đồng trở lên khiến dư luận lại phát sốt.
Trong các lần đề xuất, điều chỉnh sắc thuế, Bộ Tài chính hầu hết có lý giải chung: Tăng thuế để phù hợp với thông lệ thế giới và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, thu thuế tối đa không phải ở thuế suất cao nhất mà thu thuế tối đa là ở mức thuế thấp vừa phải để cho người dân có thể kinh doanh được. Nếu nâng mức thuế quá cao thì người dân sẽ không muốn kinh doanh để cho Nhà nước thu thuế nữa.
TP - Thuế tài sản, về nguyên tắc không có gì phải bàn cãi một khi 174/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang thu loại thuế này. Người càng có nhiều tài sản càng phải đóng thuế nhiều là điều hiển nhiên trong một xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.
TP - Trao đổi với Tiền Phong về đề xuất đánh thuế sở hữu với người có nhà, đất giá trị từ 700 triệu đồng, ông Bùi Đức Thụ, Phó Trưởng Ban công tác đại biểu, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đề xuất trên mang nặng tính tận thu, tạo gánh nặng cho người nghèo, người thu nhập thấp. Đặc biệt, nó sẽ tạo ra bất nhất, xung đột về chính sách, khi một mặt thì ưu đãi để hỗ trợ người dân mua nhà nhưng mặt khác lại tìm cách “tận thu” đánh thuế.
TP - Bộ Tài chính lại thêm một lần nhận phản ứng dữ dội từ dư luận khi đưa ra đề xuất đánh thuế tài sản, trong bối cảnh hàng loạt sắc thuế khác đã được đề xuất tăng thời gian 1 năm qua. Dù nhiều người đồng tình nên có thuế tài sản, nhưng các đề xuất Bộ Tài chính đưa ra chưa hợp lý và có phần tận thu, thuế chồng thuế.
Với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, vào khoảng 2.200 USD/người như ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP, không nên thu cao hơn để khoan sức dân, để người dân có lợi nhuận tái đầu tư. Song, hiện nay chúng ta đã thu thuế lên đến khoảng 32% GDP.
TP - Cuối tuần vừa rồi, việc Bộ Tài chính công bố dự án Luật thuế tài sản, trong đó đánh thuế nhà ở, ô tô,… lấy mốc giá trị từ “700 triệu đến 1,5 tỷ đồng trở lên” (tính thuế phần vượt) khiến dư luận xôn xao, lo lắng. Nỗi lo chồng thêm gánh nặng thuế, phí lên cuộc sống mưu sinh vốn đã nhiều chật vật của đông đảo người dân.
Bộ Tài chính vừa đề xuất đánh thuế tài sản đối với xe ô tô trị giá từ 1,5 tỷ đồng. Thực tế vấn đề này có tác động đến thị trường xe ra sao? Những chiếc xe nào nằm trong vùng tác động?
Nhiều chuyên gia cho rằng thuế tài sản là hợp lý, công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để áp dụng sắc thuế này cần kiện toàn các điều kiện pháp lý và đúng thời điểm.
TP - Theo Dự thảo Luật Thuế Tài sản vừa được Bộ Tài chính công bố chiều 13/4, dự kiến sẽ có 5 loại tài sản bị đánh thuế là đất, nhà, ô tô, tàu bay, du thuyền. Dự luật này sẽ tác động tới mọi người dân và mỗi năm tăng thu thêm cho ngân sách nhà nước khoảng 31.000 tỷ đồng.
TPO - Chiều 13/4, Bộ Tài chính đã chính thức công bố Dự thảo Dự án Luật Thuế Tài sản. Theo đó, nhà, đất, ô tô, tàu bay, du thuyền sẽ thuộc diện bị đánh thuế tài sản.
TPO - Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, quy định đánh thuế 45% đối với tài sản bất minh không đồng nghĩa hợp pháp hóa 55% tài sản bất minh, cũng không loại trừ trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản.
TPO - Sau khi gặp nhiều ý kiến phản đổi, đặc biệt từ các hiệp hội bất động sản, Bộ Tài chính đã chính thức bỏ đề xuất đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
TP - Sau khi tiếp tục ý kiến ban đầu, Bộ Tài chính trình một số chỉnh sửa, bổ sung và giải trình thêm về đề xuất tăng hàng loạt sắc thuế. Liệu giải pháp tăng thuế nội địa có phải là bắt buộc, khi thất thu thuế, trốn thuế, “chia chác” thuế còn tràn lan? Tăng thuế trong nước, theo giải thích của Bộ Tài chính là nhằm bù đắp hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước đó.