Đưa IELTS và các chứng chỉ quốc tế khác vào xét tuyển: Lo ngại bất bình đẳng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngoài sử dụng để xét tuyển kết hợp với học bạ THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường sử dụng chứng chỉ IELTS làm tiêu chí ưu tiên xét tuyển.

Năm 2023, nhiều đại học sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển theo hướng kết hợp với học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp. Trong đó, chứng chỉ ngoại ngữ, phổ biến là IELTS, được quy đổi thành điểm tiếng Anh, rồi cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển.

Ở nhóm đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ, nhiều trường chấp nhận chứng chỉ IELTS từ 5.0, tương đương 8-9 điểm tiếng Anh. Đại học Thủy lợi còn xét IELTS từ 4.5, tương đương 8 điểm tiếng Anh.

Đạt 6.0 IELTS, thí sinh đã được tính là 10 điểm nếu nộp hồ sơ theo phương thức xét tuyển kết hợp vào Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa hay Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM).

Điểm quy đổi từ chứng chỉ IELTS của một số trường khôi Kỹ thuật - Công nghệ:

Trường

Quy đổi điểm IELTS

4.5

5.0

5.5

6.0

6.5

7.0

7.5

8.0-9.0

Đại học Bách khoa Hà Nội


8,5

9

9,5

10

10

10

10

Đại học Giao thông vận tải


8

9

10

11

12

13

14

Đại học Điện lực


8,5

9

9,5

10

10

10

10

Đại học Thủy lợi

8

8

9

9

9

10

10

10

Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)



8,5

9

9,25

9,5

9,75

10

Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM)


8

9

10

10

10

10

10

Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM)

8

9

9,5

10

10

10

10

10

Với khối trường Khoa học xã hội và nhân văn, thí sinh có IELTS 5.0 có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền với mức quy đổi sang điểm môn tiếng Anh là 7. Trong khi đó, các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận chứng chỉ IELTS từ 5.5.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, IELTS 5.5 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 6.0 được quy đổi 11 điểm, IELTS 6.5 được quy đổi 12 điểm, IELTS 7.0 trở lên được quy đổi 13 điểm, IELTS 7.5 được quy đổi 14 điểm, IELTS 8.0 trở lên được quy đổi 15 điểm.

Trường ĐH Thương mại cũng quy định, thí sinh đạt IELTS 5.5 được quy đổi thành 8 điểm môn tiếng Anh, IELTS 6.0 được quy đổi 9 điểm, IELTS 6.5 được quy đổi 10 điểm, IELTS 7.0 trở lên được quy đổi 11 điểm. IELTS 7.5 trở lên được quy đổi 12 điểm.

Trường ĐH Thương mại, IELTS 5.5 được quy đổi 12 điểm môn tiếng Anh, IELTS 6.0 được quy đổi 13 điểm, IELTS 6.5 được quy đổi 14 điểm, IELTS 7.0 trở lên được quy đổi 15 điểm. IELTS 7.5 trở lên được quy đổi 16 điểm. Bên cạnh đó nhiều trường ĐH kết hợp xét tuyển chứng chỉ IELTS cùng với tổ hợp 3 môn.

Ở khối trường Y- Dược, trường ĐH Y Hà Nội, xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 điểm trở lên. Điểm trúng tuyển phương thức này không được thấp hơn 3 điểm so với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT.

Trường ĐH Dược Hà Nội, thí sinh được cộng khuyến khích 0,25 đến 2 điểm nếu có IELTS 5.5 đến 9.0.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, IELTS 6.0 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm khi xét tuyển.

Trường ĐH Mở TP.HCM, IELTS 4.5 được quy đổi 7 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm, IELTS 6.0 trở lên được quy đổi 10 điểm.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ chỉ IELTS. Thí sinh có IELTS Academic 6.0 trở lên đăng ký xét tuyển vào các ngành: Y khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Dược học; Răng – Hàm – Mặt.

Ngoài sử dụng để xét tuyển kết hợp với học bạ THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường sử dụng chứng chỉ IELTS làm tiêu chí ưu tiên xét tuyển.

Học viện Kỹ thuật mật mã cộng một điểm ưu tiên khi xét tuyển cho thí sinh có IELTS 5.5-6.0, cộng 1,5 điểm nếu IELTS 6.5-7 và ưu tiên hai điểm với IELTS 7.5 trở lên.

Việc đưa IELTS và các chứng chỉ quốc tế khác vào xét tuyển khiến nhiều người lo ngại gây bất bình đẳng giữa các thí sinh nông thôn và thành thị bởi chứng chỉ này phổ biến hơn ở các thành phố lớn. Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển và nhập học bằng phương thức này thấp.

Theo báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ thí sinh nhập học theo phương thức kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ với chứng chỉ quốc tế hoặc chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế là 0,89%.

"Xã hội có dư luận các trường sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển gây bất bình đẳng trong xét tuyển đại học. Nhưng thực tế tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này rất thấp"- PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định.

MỚI - NÓNG