Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định sử dụng 72% chỉ tiêu xét tuyển từ các kỳ thi riêng (năm 2022 - 60%), chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT giảm từ 35% xuống còn 25%, còn lại là các phương thức tuyển thẳng, xét chứng chỉ...
Năm 2022, cả 60 ngành, chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT từ 26,1 trở lên, cao nhất 28,6 (thang 30).
Xét thang điểm 30 của phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp, điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng cao nhất với 28,6 điểm. Các ngành có điểm chuẩn từ 28 trở lên còn có Marketing, Kinh doanh quốc tế (cùng 28), Thương mại điện tử (28,1), Kiểm toán (28,15), Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (28,2).
Tại thang điểm 40 (tiếng Anh nhân hệ số hai), ngành Truyền thông Marketing lấy điểm chuẩn 38,15 (trung bình 9,6 điểm mỗi môn). Điểm chuẩn các ngành còn lại phổ biến ở mức 34-35 điểm, thấp nhất là điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn quốc tế 34,6.
Năm 2023, trường Đại học Thương mại lần đầu sử dụng thêm kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Về phương thức tuyển sinh, trường vẫn duy trì 7 phương thức tương tự năm 2022, nhưng cơ cấu lại, gồm: xét tuyển thẳng; sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023; xét học bạ (chỉ áp dụng với học sinh trường chuyên, đạt điểm trung bình hàng năm từ 8,5); xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy; xét tuyển kết hợp.
Trong phương thức xét tuyển kết hợp, trường chia các điều kiện thành ba nhóm.
Với tổng chỉ tiêu 4.200, Học viện Tài chính dành ít nhất 60% để tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi cấp THPT, tăng 10% với năm ngoái. Trường xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy 5%, còn lại 35% dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp.
Với phương thức xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT, thí sinh được đăng ký vào tất cả ngành học nếu đạt học lực giỏi ba năm, mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển từ 7 trở lên vào năm lớp 12. Những em từng tham gia thi chọn đội tuyển hoặc là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic, thi khoa học kỹ thuật quốc tế; hoặc đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia môn Toán, Lý, Hóa, Tin học, Tiếng Anh, Văn cũng thuộc nhóm này, nhưng phải đảm bảo thêm điều kiện về học lực.
Nếu chỉ đạt loại giỏi hai năm, trong đó có lớp 12, thí sinh cần thêm một trong các thành tích sau: đạt giải cấp tỉnh môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn; chứng chỉ IELTS từ 5.5, TOEFL iBT 55, SAT 1050/1600, ACT từ 22 điểm trở lên.
Điểm chuẩn 2022 của HV Tài chính cao nhất là 34,32 điểm, thấp nhất là 25,45 điểm, giảm từ 0,65 - 1,9 điểm
Năm 2023, tổng chỉ tiêu của trường Đại học Thương mại là 4.850, tăng 700 so với năm ngoái. Trường Đại học Thương mại chấp nhận bốn tổ hợp xét tuyển, gồm A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và D07 (Toán, Hoá, Tiếng Anh).
Năm 2022, các ngành của trường Đại học Thương mại đều lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp từ 25,8 trở lên, cao nhất là Marketing, Logistics, Thương mại điện tử, cùng lấy 27 điểm.
Học phí năm học 2023-2024 với chương trình chuẩn dao động 23-25 triệu đồng, chương trình chất lượng cao, tích hợp 35,2-40 triệu đồng, chương trình định hướng nghề nghiệp 25 triệu đồng.
Năm 2022, toàn bộ ngành của trường Đại học Thương mại (TMU) lấy điểm chuẩn từ 25,8 trở lên, cao nhất là Marketing, Logistics, Thương mại điện tử, cùng lấy 27 điểm.
Trong 22 ngành và chuyên ngành mà trường đào tạo, tất cả đều lấy điểm chuẩn từ 25,8 trở lên. Nếu không có điểm cộng, thí sinh phải đạt trung bình 8,6 điểm mỗi môn mới có thể trúng tuyển. Những ngành lấy 25,8 là Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Luật Kinh tế...
Ba ngành lấy 27 điểm - ngưỡng cao nhất của năm nay gồm Marketing, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, còn lại phổ biến mức 26.
Năm nay, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 2.100 chỉ tiêu ở 4 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng (3% chỉ tiêu), 70% xét tuyển sớm bằng học bạ kết hợp điểm ưu tiên (thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế...).
Tiếp đến, xét tuyển dựa trên kết quả phỏng vấn và điểm ưu tiên (2% chỉ tiêu) với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam. Phương thức cuối cùng là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 chiếm 25%. Chi tiết phương án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao.
Năm 2022, Học viện Ngoại giao lấy điểm chuẩn năm 2022 từ 25,15, cao nhất ở chuyên ngành Trung Quốc học với 29,25 điểm ở tổ hợp C00.
Đây là chuyên ngành nằm trong ngành Châu Á - Thái Bình dương học, ngành học mới được Học viện Ngoại giao tuyển sinh năm nay.
Cũng ở ngành học này, chuyên ngành Hàn Quốc học lấy điểm chuẩn cao thứ hai với mức 29 điểm, cũng ở tổ hợp xét tuyển C00.
Ngành Truyền thông quốc tế có điểm trúng tuyển 28,35 ở tổ hợp xét tuyển C00; 27,35 đối với tổ hợp A01, D01, D06 và D07; 26,35 điểm với D03 và D04.
Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, Học viện Ngoại giao xét theo thang điểm 40, môn tiếng Anh tính hệ số 2, có điểm chuẩn 35,07, giảm hơn 0,8 điểm so với năm ngoái.