Dự thảo 14 chiến lược phát triển GD: Rút bớt mục tiêu!

Dự thảo 14 chiến lược phát triển GD: Rút bớt mục tiêu!
TP - Ông Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết: Phiên bản 14 dự thảo đã rút bớt một số mục tiêu so với trước.
Dự thảo 14 chiến lược phát triển GD: Rút bớt mục tiêu! ảnh 1
Dự thảo lần này nhìn nhận mỗi cấp học đều có vị thế ngang tầm nhau. Ảnh: Hồng Vĩnh

Ông Châu cho biết như vậy khai trao đổi với Tiền phong ngay sau hội nghị trực tuyến giới thiệu phiên bản 14 dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam 2009 - 2020 hôm 31/12/2008.

Khi giới thiệu phiên bản 13, các học giả cho rằng chiến lược của chúng ta ôm đồm,  nhiều mục tiêu. Bộ GD & ĐT có chú ý tới nhận xét này trong quá trình đưa ra phiên bản 14? 

Chúng tôi đã tiếp thu các ý kiến đó một cách nghiêm túc. Đến ngày 30/12/2008 thì từ 74 chỉ tiêu (ở dự thảo 13 - PV), chúng tôi rút xuống chỉ còn gần 50 chỉ tiêu (dự thảo 14 - PV).

Trong 50 chỉ tiêu đó thì được tính toán trên những số liệu theo chúng tôi là có căn cứ. Nhưng đây không phải phép trừ thô thiển. Chúng tôi giữ lại những gì có căn cứ và đối chiếu với thực tế thấy có triển vọng thực hiện được. Chiến lược quốc gia chỉ đưa những chỉ tiêu chính. Còn các chỉ tiêu cụ thể hơn sẽ thể hiện trong các kế hoạch sau chiến lược này.

Các học giả còn góp ý rằng cần ưu tiên cho các mục tiêu GD đại học. Trong phiên bản mới này, mục tiêu phát triển được  ưu tiên cho mảng nào?

Đây là một chiến lược quốc gia toàn diện. Mỗi một cấp học đều có vị thế ngang tầm nhau. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo từ chiến lược này, mỗi cấp học sẽ có chiến lược riêng cho mình. Việc soạn thảo các chiến lược đó sẽ được các Vụ cấp học đảm nhận.

GD &ĐT là ngành có lực lượng GV rất đông (có tài liệu nói chiếm 80% lực lượng công chức của cả nước). Trước đây ngành GD&ĐT đã từng khủng hoảng thiếu GV nên có nhiều giải pháp thu hút lực lượng lao động vào ngành. Theo dự thảo, ngành GD&ĐT sẽ thực hiện chính sách xóa bỏ biên chế với những GV mới được tuyển dụng, liệu điều này có giảm đi sức hút nhân lực cho ngành? 

50% số trường học phải thảo luận dự thảo

Tại đầu cầu cơ quan Bộ GD&ĐT (Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp điều hành hội nghị trực tuyến giới thiệu về dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020 này.

Tham gia hội nghị có đại diện của 63 Sở GD&ĐT. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: “Chủ trương của Bộ là 50% số trường học của các địa phương phải được thảo luận về dự thảo”.  

Hiện nay GV tiểu học của chúng ta không thiếu nữa, thậm chí thừa. Nếu thiếu thì chỉ thiếu ở những môn học đặc thù như giáo dục công dân, ngoại  ngữ, tin học, thể chất, nghệ thuật...

Nhưng chủ trương tiến dần tới chế độ hợp đồng là cơ hội rất tốt để chúng ta tiếp tục ký hợp đồng mời những người lao động bên ngoài tham gia vào lực lượng GD&ĐT. Do đó, chính sách này chỉ là cơ hội tốt hơn.

Nếu thực thi chiến lược, ngành GD&ĐT sẽ tồn tại song song GV trong biên chế và GV ngoài biên chế. Như vậy, liệu sự cạnh tranh có công bằng như mục tiêu chiến lược đặt ra?

Theo tôi, trong giai đoạn giao thời, đó là một thực trạng phải chấp nhận. Tôi tin chắc sẽ có giải pháp hỗ trợ để tạo sự động viên người làm việc đúng mức, khuyến khích sự cống hiến nhiều hơn nữa của đội ngũ GV trong biên chế.

Chẳng hạn việc đổi mới cơ chế đánh giá, quản lý tài chính, hiệu trưởng được trả lương cho GV sẽ làm cho những GV trong biên chế phải có sự thay đổi.

Quý Hiên
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?