Đông đảo khách quốc tế dự triển lãm 'Hoàng Sa của Việt Nam'

Đông đảo khách quốc tế dự triển lãm 'Hoàng Sa của Việt Nam'
TPO - Sáng ngày 29/4, Triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” chính thức khai mạc trại Bảo tàng Đà Nẵng (số 24 Trần Phú).

> Hóa giải hận thù trong lòng nước Mỹ
> Philippines 'tố' Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’ trên Biển Đông

Lãnh đạo và du khách nước ngoài quan tâm tới Triển Lãm Hoàng Sa, Trường Sa
Lãnh đạo và du khách nước ngoài quan tâm tới Triển Lãm Hoàng Sa, Trường Sa.
 

Tham gia triển lãm có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam, Tổng lãnh sự Liên Bang Nga, Tổng lãnh sự CHDCND Lào; đông đảo du khách nước ngoài cũng được mời tham gia triển lãm. Đặc biệt sự có mặt của các nhân chứng lịch sử từng làm việc, sinh sống và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa.

Triển lãm quy tụ bốn nguồn tư liệu quý do các cơ quan, tổ chức cá nhân là người Việt trong và ngoài nước sưu tầm, hiến tặng. Đặc biệt, 4 tập bản đồ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này từ 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây trong thế kỷ XVII – XIX.

Bản đồ Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ do Đỗ Bá vẽ được tập hợp trong Hồng Đức bản đồ có ghi chú địa danh Bãi cát vàng bằng chữ Nôm; bản đồ Đại Nam Nhất thống chí toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1838 thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Trường Sa bằng chữ Hán; bản đồ Bản quốc địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước khắc in dưới triều Tự Đức thể hiện địa danh Hoàng Sa Chữ (Bãi Hoàng Sa) bằng chữ Hán; Bản đồ Petrus vẽ năm 1594 thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông với tên gọi Panacel, còn vùng lãnh thổ trong đất liền là Costa de Paracel (bờ biển Hoàng Sa).

Bộ tư liệu quý do Công an TP Đà Nẵng cung cấp gồm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do NXB Thượng Hải xuất bản; An Nam Đại quốc họa đồ do giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838 chú dẫn bằng 3 ngôn ngữ Việt – Hán – Latinh; Đại Nam nhất thống bản đồ (1838); và bản đồ các đài khí tượng Đông Dương do các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong các chế độ trước đây thực hiện…

TS Trần Đức Anh Sơn, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng, nhấn mạnh: “Tất cả những tư liệu quý giá này đều chứng minh từ thế kỷ XVI người Việt Nam đã khám phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt với hai quần đảo, tư liệu lịch sử đã chứng minh rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”

Ông Phạm Khôi, từng là lính chế độ cũ làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa những năm 1969 – 1970, chia sẻ: “Nước Việt Nam chúng ta từng trải qua những hời kỳ lịch sử huy hoàng, đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ. Bây giờ dù là trong thời bình vẫn phải kiên quyết giữ gìn và bảo vệ những gì thuộc về Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam”.

Bà Calole, du khách quốc tịch Anh, viết: “Một cuộc triển lãm thật tuyệt vời. Nó cũng cấp những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Việt Nam trên quan điểm Hoàng Sa. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn với cuộc đấu tranh cho công bằng…”

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 15/5.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Đông đảo khách quốc tế dự triển lãm 'Hoàng Sa của Việt Nam' ảnh 2
Đông đảo khách quốc tế dự triển lãm 'Hoàng Sa của Việt Nam' ảnh 3
Nhân chứng Phạm Khôi giới thiệu với du khách bản phác họa sơ lược về đảo Hoàng Sa
Nhân chứng Phạm Khôi giới thiệu với du khách bản phác họa sơ lược về
đảo Hoàng Sa.
Đông đảo khách quốc tế dự triển lãm 'Hoàng Sa của Việt Nam' ảnh 5
Hình ảnh quý về tư liệu lịch sử biển đảo tại triển lãm
Hình ảnh quý về tư liệu lịch sử biển đảo tại triển lãm.
Ông Iac và bà Calole viết cảm nhận về cuộc triển lãm
Ông Iac và bà Calole viết cảm nhận về cuộc triển lãm.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Trấn Thành, Thu Minh đều bị chê
Trấn Thành, Thu Minh đều bị chê
TPO - Nhận xét về ca sĩ Phạm Anh Duy, cả Thu Minh và Trấn Thành bị khán giả chỉ trích miệt thị ngoại hình đàn em. Trong tập 12 "Bài hát của chúng ta", bốn gương mặt nghệ sĩ phải nói lời chia tay với chương trình.