Dự án D2 Giảng Võ:

Ðiểm sáng xây dựng lại chung cư cũ của Hà Nội

Tòa nhà D2 Giảng Võ được xem như là mô hình, điểm sáng trong cải tạo chung cư cũ.
Tòa nhà D2 Giảng Võ được xem như là mô hình, điểm sáng trong cải tạo chung cư cũ.
TP - Với mục tiêu “vì lợi ích cộng đồng, vì chất lượng cuộc sống”, Công ty cổ phần Ðầu tư Phát triển nhà Gia Bảo cùng với một số đối tác đã tham gia thực hiện xây dựng lại nhà tập thể cũ D2 Giảng Võ và trở thành điểm sáng trong công tác xây dựng lại nhà tập thể cũ, góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn.

Cho đến thời điểm này khi mà dự án xây dựng lại nhà tập thể cũ D2 Giảng Võ (quận Ba Ðình) thành Tòa nhà mới đã đưa vào sử dụng ổn định, tạo nên điểm nhấn cho bộ mặt đô thị tuyến phố Giảng Võ, nhưng với những cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần Ðầu tư Phát triển nhà Gia Bảo vẫn còn nhớ in những khó khăn gian khổ trong quá trình triển khai dự án. Thậm chí có lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc, bởi lâu nay những chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại nhà tập thể cũ luôn được ví như đang “húc đầu vào đá”; người thương thuyết giữa hàng trăm hộ dân với bao quyền lợi, nguyện vọng khác nhau. “Ðiều khó khăn nhất là phải thương lượng với cư dân trong tòa nhà, đặc biệt tầng 1 bởi họ là những người có quyền lợi lớn hơn các cư dân tầng khác. Bằng cách làm của mình và luôn xác định phải đặt mình vào vị trí người dân sống tại nhà tập thể cũ, chúng tôi đã thuyết phục được các hộ dân”, vị cán bộ Công ty Gia Bảo kể.

Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận và giao cho Công ty Gia Bảo làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại nhà tập thể cũ D2 Giảng Võ sau 3 năm lập dự án và ký Hợp đồng thỏa thuận về tái định cư với hơn 115 tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong khu nhà. Dự án được đánh giá có phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư có lợi nhiều cho các hộ dân trên cơ sở đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp và xã hội. Bắt tay vào thực hiện dự án trong bối cảnh thị trường BÐS trầm lắng với muôn vàn khó khăn. Thậm chí một số đối tác tham gia dự án cùng với Gia Bảo cũng đành bỏ cuộc. Thế nhưng với quyết tâm “chọn khó để làm”, nhằm tạo điều kiện sống tốt hơn, khang trang hơn cho những người dân hiện đang sống tại các khu nhà tập thể cũ, xuống cấp nguy hiểm. Góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công ty Gia Bảo đã nỗ lực để bàn giao các căn hộ cho các hộ dân đúng tiến độ. “Ðể xây dựng lại nhà tập thể cũ thành công là các cơ quan chức năng và doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí của người dân sống ở đấy. Khi đó, mới đưa ra được chính sách hợp lý, giải pháp phù hợp và sẽ tạo được lòng tin, sự ủng hộ của người dân”, đại diện Công ty Gia Bảo chia sẻ.

Ðại diện Công ty Gia Bảo cũng cho rằng, hiện do nhiều yếu tố khách quan, nhiều doanh nghiệp dù muốn nhưng cũng phải rút lui hoặc chưa thể triển khai được các dự án dạng này. Tuy nhiên, với dự án D2 Giảng Võ đơn vị đã quyết tâm thực hiện bởi xác định đây là một trong những dự án điểm, tạo cơ sở thực hiện cho nhiều dự án mang tính xã hội hóa cao của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

Các chuyên gia đánh giá, việc hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ của dự án xây dựng lại nhà tập thể cũ D2 Giảng Võ thành Tòa nhà mới được xem như là mô hình, điểm sáng và minh chứng cho chủ trương đúng đắn, sát với thực tế của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội cũng như tính sáng tạo, nhạy bén, năng động “quyết chọn việc khó” của doanh nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu nhà tập thể cũ, xuống cấp nguy hiểm hiện nay.

Một số ý kiến cho rằng, nếu lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội sớm phê duyệt Quy hoạch các khu tập thể như Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân, Quỳnh Mai, Kim Liên, Trung Tự, …. trong vòng 3-6 tháng tới thì bà con sẽ có cơ hội được triển khai xây dựng lại các nhà tập thể cũ nhanh hơn so với trước đây.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.