Điểm mới thi THPT: Được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi

Năm nay, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi.
Năm nay, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi.
TPO - Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT vừa lên tiếng về quy chế cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi trong năm nay.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản giải đáp những điểm mới trong quy chế thi THPT quốc gia 2017.  Đặc biệt điểm khác biệt khi đăng ký dự thi năm nay so với năm 2016 là thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết  năm 2017, quy chế tuyển sinh cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng. Do đó, việc cho thí sinh ĐKXT cùng với đăng ký dự thi sẽ tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh. 

Thứ nhất, là tôn trọng sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của thí sinh; đồng thời, Bộ chủ động hơn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu xét tuyển, cung cấp thông tin cho các trường ĐH, CĐ có căn cứ dự báo để xây dựng các phương án xét tuyển, nhất là khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng. 

Thứ hai, việc đăng ký xét tuyển trước khi thi cũng giúp hạn chế những sai sót trong thông tin đăng ký vì thí sinh có thời gian để kịp thời sửa chữa những sai sót khi ĐKXT. Thứ ba, sau khi có kết quả thi, các em được phép thay đổi nguyện vọng phù hợp kết quả thi của mình để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

“Như vậy, việc ĐKXT diễn ra chủ động hơn sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh, đảm bảo quyền lợi, tăng cơ hội trúng tuyển cho các em, hạn chế các khó khăn có thể có về mặt kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường tuyển sinh. Bộ GD&ĐT đã và đang chủ động chuẩn bị các điều kiện  kỹ thuật, nhất là hệ thống CNTT, mạng máy tính để thực hiện trôi chảy công việc này, đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động thông suốt, không xảy ra tắc nghẽn” – ông Mai Văn Trinh khẳng định.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã đưa ra  một số điểm mới thí sinh cần lưu ý đối. Đó là mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (gọi là các tỉnh) tổ chức một cụm thi với các Điểm thi được đặt ở các trường hoặc liên trường THPT ở các huyện/thị tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi; 

Tham gia coi thi, chấm thi là giáo viên các trường phổ thông và cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ có ngành đào tạo giáo viên: Tổ chức thi 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH). Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan;

Kỳ thi được tổ chức trong 2,5 ngày tạo thuận lợi cho thí sinh. Bộ GD&ĐT sẽ có lịch thi cụ thể trong văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế thi để các nhà trường, giáo viên biết và thực hiện; Trong Quy chế cho phép và khuyến khích học sinh ngoài thi các bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) thì có thể đăng ký thi cả 2 bài thi tự chọn (KHTN và KHXH) để tăng thêm cơ hội xét tuyển  vào các ĐH, CĐ và khuyến khích các em học tập toàn diện hơn; Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, với các câu hỏi ở mức độ cơ bản để đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có những câu hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thi, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi chuẩn hóa riêng; Tiếp tục sử dụng kết quả học tập trong năm lớp 12 với kết quả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

 
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.