Điểm danh các loại vũ khí trong cuộc đụng độ Israel - Hamas

0:00 / 0:00
0:00
Hamas sử dụng các quả đạn được gọi là A-120, được đưa vào các bệ phóng tự chế với 8 ống mỗi giàn.
Hamas sử dụng các quả đạn được gọi là A-120, được đưa vào các bệ phóng tự chế với 8 ống mỗi giàn.
TPO - Cuộc đụng độ Israel-Hamas mới nhất đã cho thế giới chứng kiến ​​việc sử dụng các loại vũ khí từ rocket, tên lửa chống tăng có điều khiển và máy bay không người lái cảm tử (Kamikaze) đến các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu.

Xung đột bắt đầu khi chính quyền Israel được cho là bắt đầu trục xuất người Palestine khỏi Sheikh Jarrah, một khu dân cư chủ yếu là người Palestine ở phía đông Jerusalem. Sau đó, một cuộc đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát Israel và những người sùng đạo Palestine tại nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.

Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), xung đột càng leo thang khi Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo bắn hơn 1500 quả rocket về phía Israel trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 12/5, theo Lực lượng Phòng vệ Israel, bắn trúng các ngôi nhà và một trường học, khiến 6 dân thường Israel thiệt mạng và 70 người bị thương.

Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào Gaza. Các quan chức Gaza cho biết ít nhất 30 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó có 10 trẻ em và 203 người bị thương. Các số liệu mới nhất đã tăng hơn gấp đôi cho đến nay.

Về mặt quân sự, Israel là quốc gia mạnh nhất trong khu vực có một số vũ khí tối tân, bên cạnh vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong kho vũ khí của mình. Không quân Israel tuyên bố các cuộc không kích của họ chỉ giới hạn trong việc tấn công các cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của Hamas và các nơi ẩn náu của khủng bố.

Vũ khí được Hamas sử dụng

Hamas được thành lập vào năm 1987 như một chi nhánh của Tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập. Ban đầu, nó không mang tính đối kháng với Israel và nhưng thù địch với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Hiến chương Hamas năm 1988 nói nhóm này được thành lập để giải phóng Palestine, bao gồm cả Israel ngày nay, khỏi sự chiếm đóng của Israel và thành lập một nhà nước Hồi giáo ở khu vực ngày nay là Israel, Bờ Tây và Dải Gaza.

Kể từ đó, họ đã phát động nhiều cuộc tấn công bạo lực và khủng bố nhằm vào thường dân Israel do thù hận đối với người Do Thái.

Theo một số nguồn tin, các tên lửa được Hamas sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu được sản xuất tại địa phương (với sự hỗ trợ của nước ngoài) với tầm bắn tối đa từ 12 km đến 120 km. Theo các chuyên gia quân sự, hầu hết các tên lửa này là A-120, được đưa vào các bệ phóng tự chế với 8 ống mỗi giàn.

Các tên lửa S-40 (với tầm bắn 40 km), cũng được phóng qua giàn phóng 8 ống, đã được sử dụng. Các tên lửa này được cất giữ trong các hầm chứa dưới lòng đất, chìm xuống cát để ẩn nấp trước các máy bay do thám của Israel. Chúng được đưa ra khỏi silo, đưa vào ống phóng và bắn.

Hamas cũng sử dụng giàn phóng rocket lắp trên xe bán tải và đường ray phóng riêng lẻ theo kiểu “ngon bổ rẻ”. Nói chung, những bệ phóng này trông ‘kém gọn gàng’ hơn nhiều so với hình ảnh và video tuyên truyền.

Hamas cũng sử dụng nhiều loại pháo phản lực BM-21 Grad từ thời Liên Xô, phổ biến trên thị trường quốc tế. Rocket của Trung Quốc cũng được sử dụng.

Ngoài tên lửa, Hamas đã sử dụng tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM) chống lại IDF và các phương tiện dân sự của Israel.

EA Times dẫntheo thông tin từ các nguồn độc lập, Hamas vận hành nhiều ATGM do Nga sản xuất như Konkurs, Kornet, Malyutka (Sagger), Bulsae-2 của Triều Tiên và MILAN của châu Âu, theo thông tin từ các nguồn độc lập. EA Times nói không thể xác minh tính xác thực của những tuyên bố này.

Hamas cũng được biết đến với việc sử dụng rộng rãi các loại súng cối; họ cũng sở hữu tên lửa phòng không.

Ngoài ra, IDF đã báo cáo việc Hamas sử dụng các UAV Kamikaze.

Vũ khí của Israel

Trong số các loại vũ khí được IDF sử dụng trong cuộc xung đột này, hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) nổi bật với màn trình diễn ngoạn mục.

Trong các cuộc không kích trả đũa thuộc chiến dịch ‘Người bảo vệ những bức tường’, Không quân Israel (IAF) ã nhắm bắn vào các khu định cư và kho vũ khí của Hamas nhằm hạ gục các nhà lãnh đạo chủ chốt. Vào ngày 12 tháng 5, IAF đã phá hủy hàng chục cơ sở của cảnh sát và an ninh dọc Dải Gaza.

IAF vận hành nhiều loại máy bay tấn công, bao gồm cả tiêm kích F-35 Lightning-II thế hệ thứ năm được mua gần đây. Israel là quốc gia đầu tiên triển khai F-35 trong vai trò chiến đấu ở Trung Đông. Không thể loại trừ khả năng họ sử dụng chúng trong cuộc xung đột đang diễn ra mặc dù không có xác nhận chính thức nào.

IDF cũng đã công bố nhiều video và thông tin về các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Hamas.

Họ đã sử dụng các máy bay F-15 và F-16 trong nhiều năm để ném bom các mục tiêu ở Gaza và các khu vực thù địch xung quanh.

MỚI - NÓNG