Dịch tả lợn châu Phi càn quét, nhiều hộ nuôi tự cứu mình, cứu lợn

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt ấn tượng với mô hình liên kết chăn nuôi an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt ấn tượng với mô hình liên kết chăn nuôi an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm.
TPO - Dịch tả lợn châu Phi đến nay càn quét ở 62 tỉnh thành, với trên 4 triệu con lợn bị chết và tiêu hủy. Dù là loại bệnh "dính" là chết, và chưa có vaccine, nhưng đến nay, bất ngờ là có nhiều đàn lợn vẫn sống sót dù trong vòng vây của dịch tả lợn châu Phi.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), Dịch tả lợn châu Phi đến nay chưa có vắccxin, lợn dính virus bệnh này gần như 100% bị chết. 

 Kể từ phát hiện tại Việt Nam (đầu tháng 2/2019), đến nay, loại dịch bệnh nguy hiểm này đã càn quét ở 6.500 xã thuộc tại của 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu hủy hơn 4 triệu con. Ninh Thuận là tỉnh duy nhất đến nay chưa xuất hiện loại dịch bệnh nguy hiểm trên.

Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã làm nhiều vùng chăn nuôi gần như kiệt quệ, người nuôi lợn phá sản. Ở một số tỉnh, tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy lớn hơn tổng ngân sách chi tiêu hàng năm của địa phương, phải cầu cứu Trung ương.

Tuy nhiên, cho đến nay, theo thống kê, có một sự rất may mắn đó là nhờ "tự cứu mình", nhiều hộ chăn nuôi, chủ trang trại đã tự bảo vệ mình bằng cách chủ động áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng các loại chế phẩm để hạn chế thiệt hại và bảo vệ được đàn lợn sống sót, dù dịch bệnh vây quanh.

Nhiều mô hình chăn nuôi đã áp dụng thành công ban đầu như: Mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn lên men sinh học của Công ty Cổ phần Fukoku Hà Long tại Hưng Yên, mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tại Thừa thiên- Huế; mô hình chăn nuôi lợn bằng các chế phẩm sinh học của Hợp tác xã Hoàng Long tại Thanh Oai (Hà Nội)…

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, các chế phểm vi sinh được sử dụng trong cả thức ăn, nước uống, phun trong môi trường để gia tăng vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế vi khuẩn có hại, cũng như các loại virus gây bệnh trong đó có dịch tả lợn châu Phi. Một số loại chế phẩm đã sử dụng có hiệu quả như: BioSpring, Fukoku, Tập đoàn Quế Lâm...

“Nhiều hộ đã áp dụng nghiêm ngặt quy tắc trên và giúp đàn lợn đã sống sót, dù trong vòng vây dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm chứng, như ở Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định…”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, các loại chế phẩm trên hiện không hiếm, trước đây đã có, nhưng người nuôi không sử dụng đúng quy trình, quy phạm, khi thêm cả kháng sinh vào thức ăn…

“Khi ứng dụng chế phẩm vi sinh, vừa thay thế được kháng sinh, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Như ở Nam Định, địa phương đã mới các nhà cung cấp chế phẩm hỗ trợ xây dựng mô hình ở các huyện, để triển khai rộng rãi trên địa bàn”, ông Dương nói.

Tới đây, Cục Chăn nuôi sẽ đẩy nhanh, phố biến các quy trình chăn nuôi và sử dụng các loại chế phẩm nói trên cho các hộ chăn nuôi ứng dụng. 

Dịch tả lợn châu Phi càn quét, nhiều hộ nuôi tự cứu mình, cứu lợn ảnh 1 Cục Chăn nuôi dự báo, giá thịt lợn hơi tới đây có thể lên 50.000 đồng/kg

Liên quan đến nguồn thịt lợn cho những tháng cuối năm, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay giá lợn hơi đang hồi phục tốt, ở miền Bắc đã 42.000-45.000 đồng/kg, ở miền Trung là 38.000-40.000 đồng/kg, miền Nam cũng lên 35.000-38.0000 đồng/kg. Nhiều khả năng, giá lợn sẽ tiếp tục tăng hướng về mốc 5t0.000 đồng/kg trong thời gian tới.

Theo ông Dương, thời gian qua, nhu cầu ăn thịt lợn giảm do rơi vào các tháng nắng nóng, người dân ăn các loại thịt gia cầm, thịt bò, thủy sản… Đến giai đoạn thời tiết mát hơn, nhu cầu tiêu thụ tăng lên, đặc biệt những tháng cuối năm. 

 Ông Dương cho rằng với tình hình dịch tả lợn châu Phi như hiện nay, cùng với nhu cầu thịt lợn tăng lên vào cuối năm, nguy cơ thiếu thịt lợn vẫn có thể xẩy ra. 

 Liên quan đến thịt lợn nhập khẩu, ông Dương cho biết, nếu 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng thịt lợn nhập khẩu chi 2.500 tấn, nhưng nửa đầu năm 2019, sản lượng thịt lợn nhập khẩu tăng lên khoảng 8.000 tấn. 

“Con số trên so còn nhỏ với sản lượng hàng triệu tấn thịt lợn của Việt Nam, và chưa ảnh hưởng rõ ràng đến tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, tới đây lượng thịt lợn nhập khẩu vào nhiều, tới đây, các tác động có lớn hơn”, ông Dương nói.

Do vậy, lãnh đạo Cục Chăn nuôi tới đây, để tăng nguồn cùng phải tái đàn. Theo đó, những cơ sở vừa bị dịch, tiêu xong chưa tiêu hủy được, chưa nên tái đàn. Còn khu vực đang toàn dịch bệnh, hoặc có dịch nhưng kiểm soát sẽ mở rộng quy mô tăng đàn.

"Đương nhiên, để đàn lợn an toàn hơn trước dịch tả lợn châu Phi cũng như các dịch bệnh khác, bắt buộc chủ trại phải áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và sử dụng các chế phẩm sinh học một cách hợp lý", ông Dương nói.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.