TPO - Cục Thú y cho biết, hiện đã gửi văn bản tới cơ quan thú y của 3 nước là Lào, Campuchia, Thái Lan đề nghị báo cáo tình hình dịch bệnh, kiểm soát chất cấm dùng trong chăn nuôi. Nếu 3 quốc gia trên không đáp ứng được yêu cầu về phòng chống dịch, đầu năm 2023, Cục sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) quyết định dừng nhập khẩu trâu bò từ 3 quốc gia này.
TPO - Ngày 25/10, tại Bình Phước, Công ty TNHH CPV Food Bình Phước (CPV Food) công bố xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản. Đây là lô hàng thịt gà chế biến dành riêng cho thị trường Nhật Bản với số lượng hơn 33 tấn.
TPO - Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, để xảy ra tình trạng lợn chết hàng loạt sau khi tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi là do các địa phương làm sai quy trình tiêm, không thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ.
TPO - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân khiến lợn chết hàng loạt do sau tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
TPO - Do thực hiện lệnh giãn cách xã hội, hàng loạt lô nguyên liệu thủy sản nhập khẩu về Việt Nam bị ách tắc tại các cảng, trong khi doanh nghiệp không có nguyên liệu cho sản xuất. Nếu chờ hết dịch COVID-19 cán bộ thú y mới đến kiểm tra, doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn.
TPO - Ngày 20/5, một người dân tại Long An bị con chó Pitbull nặng gần 60 kg tấn công khiến người này tử vong ngay sau đó. Trước sự việc này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa gửi công văn yêu cầu các địa phương thành lập các đội xử lý chó thả rông; lập sổ theo dõi các hộ nuôi chó và số lượng của từng hộ để phục vụ việc tiêm phòng vắc xin.
TPO - Chưa đầy 6 tháng từ khi phát hiện ca đầu tiên, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã lan rộng ra 22 tỉnh, thành với hàng chục nghìn con mắc bệnh. Nguy cơ bệnh trở thành đại dịch rất cao khi vắc xin chữa bệnh đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
TPO - Bộ NN&PTNT vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị các địa phương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống một loại bệnh lạ - bệnh viêm da nổi cục lần đầu tiên xuất hiện trên đàn trâu, bò tại Việt Nam.
TPO - Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại 773 xã tại 217 huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy là 34.000 con. Nguy cơ dịch tái phát, lây lan diện rộng rất lớn.
Ngày 14.08.2019, tại Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác “Xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh để xuất khẩu, giai đoạn từ năm 2019 - 2022” giữa Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Cục Thú y, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) Tỉnh Tây Ninh và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
TPO - Dịch tả lợn châu Phi đến nay càn quét ở 62 tỉnh thành, với trên 4 triệu con lợn bị chết và tiêu hủy. Dù là loại bệnh "dính" là chết, và chưa có vaccine, nhưng đến nay, bất ngờ là có nhiều đàn lợn vẫn sống sót dù trong vòng vây của dịch tả lợn châu Phi.
TP - Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ chỉ đạo Cục Thú y công khai, minh bạch thông tin về dịch tả lợn châu Phi (ASF). Hiện nhiều địa phương gặp khó về quỹ đất, thiếu người… để chôn lợn chết, lợn bệnh trong khi dịch ASF nguy cơ tiếp tục lây lan rất mạnh.
TP - Lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định “không giấu thông tin gì” về dịch tả lợn châu Phi (ASF) và cho biết nhiều địa phương chậm công bố dịch. Tuy nhiên, trong lúc dịch ASF lây lan như “vỡ trận”, website thông tin của Cục Thú y vẫn “án binh bất động” thông tin về dịch bệnh vật nuôi- điều khác thường so với trước đây.
TP - Ngày 5/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y cho biết, dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xảy ra tại 23 tỉnh thành, với trên 73.000 con lợn bị tiêu hủy. Hiện có 3 ổ dịch ở xã Đức Hợp, huyện Kim Động (Hưng Yên), phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) và xã Đại Đồng, Tứ Kỳ (Hải Dương) đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh nên đã công bố hết dịch.
TPO - Thủ tướng vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF) do Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm trưởng Ban. Đến nay, bệnh ASF đã lan 21 tỉnh thành, số lợn bị tiêu hủy đến nay đã gần 65.000 con.
TPO - Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, mẫu xét nghiệm lấy từ đàn lợn của một hộ dân ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) đã dương tính với dịch tả lợn châu Phi (ASF).
TPO - Ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ TT&TT, đề nghị xử lý các thông tin đăng tải không chính xác về dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
TPO - Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương.
TPO - Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) không phải là mối nguy hiểm đối với con người nhưng lợn nuôi và lợn rừng khi mắc bệnh gần như 100% bị chết. Thịt lợn vẫn có thể được tiêu thụ an toàn khi nấu chín.
TPO - Các mẫu bệnh phẩm lấy từ các ổ dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở Hưng Yên và Thái Bình qua giải trình tự gene cho thấy, có sự tương đồng với virus gây bệnh ở Trung Quốc và Nga.
TPO - Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đây là dịch bệnh chưa có thuốc chữa, lợn dính virus gần như bị chết.
Tại huyện An Dương (Hải Phòng), việc mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc diễn ra hàng ngày tại các khu chợ lớn nhỏ dù Cục Thú y khuyến cáo khi dịch cúm A/H5N6 đang bùng phát thì dân cần thận trọng trong việc tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm.
TP - Lãnh đạo Chi cục Thú y Hà Nội khẳng định: Việc dán tem là đúng quy định, tuy nhiên việc thu tiền (500 đồng/tem) đã được bỏ. Nếu cán bộ thú y làm trái, đề nghị cơ sở báo cáo với Chi cục để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định.
TP - Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu trên 3.200 tấn thịt lợn sữa, chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Malaysia.
TP - Ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có chỉ thị đề nghị các địa phương tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus gia cầm lây sang người như cúm A/H5N1, H5N6, H7N9.
Ngày 2/12, tại Tây Ninh, Công ty TNHH SX-TM Mebipha ký hợp đồng độc quyền phân phối vaccine gia cầm của tập đoàn Hester (Ấn Độ) tại thị trường Việt Nam.
TP - Ngày 15/10, liên quan việc cấp giấy phép vận chuyển trứng có hiệu lực trong 1 ngày, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết đã chỉ đạo đoàn công tác lên Lào Cai làm rõ sự việc.