> Quyền lực của 'nữ hoàng sữa' Mai Kiều Liên
> Nghi sữa dê rởm gắn mác Pháp
Trả lời Tiền Phong liên quan đến việc gần đây một số doanh nghiệp sữa ngoại thay đổi mẫu mã từ sữa bột sang sản phẩm dinh dưỡng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Lê Văn Giang cho biết, trước ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa bột có hiệu lực (1-1-2011), do không đủ căn cứ để phân loại nên tất cả các sản phẩm có chứa sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ đều được đặt tên là sữa bột.
Thế nhưng, một số sản phẩm không đảm bảo thành phần dinh dưỡng, nghèo đạm vẫn mang tên là sữa bột. Sau ngày 1-1-2011, các sản phẩm mới hoặc gia hạn nếu đủ điều kiện quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa bột thì vẫn được ghi nhãn là sữa; nếu không đủ điều kiện thì phải ghi nhãn là sản phẩm dinh dưỡng.
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thì sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên việc quản lý giá lại thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
Do không đăng ký là sản phẩm sữa bột nên vừa qua một số hãng sữa đã tùy tiện tăng giá, không kê khai, đăng ký giá với cơ quan quản lý. Đây chính là một hình thực lách luật nên cơ quan quản lý giá sẽ không thể kiểm soát được mỗi lần tăng giá và mức tăng có hợp lý hay không.
Cục An toàn thực phẩm cho rằng, để quản lý tốt hơn giá sản phẩm hàng hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ Tài chính bởi trong thực tế sẽ phát sinh nhiều nhóm hàng hóa mới chưa có trong danh mục của Bộ Tài chính. Giải pháp bổ sung một số nhóm sản phẩm vào danh mục mặt hàng phải kê khai, đăng ký giá là cần thiết.