Để học sinh thực sự có hè

0:00 / 0:00
0:00
TP - Mỗi chiều đến trường con đang học tiểu học, tôi thường hỏi, buổi học hôm nay có gì vui? Có hôm con hào hứng khoe rất vui vì được chơi trò chơi, cô giáo gọi hỏi bài nhiều lần.

Nhìn những nụ cười rạng rỡ, những cái bá vai, ôm cổ lẫn nhau đến mướt mải mồ hôi trong sân trường của học sinh, dễ thấy chúng vui như thế nào khi đi học trực tiếp. Ở trường, ngoài lĩnh hội kiến thức, các em cần có bạn để nói chuyện, đùa vui, trao và nhận năng lượng tích cực.

Năm học vừa qua, ở nhiều địa phương, cả học sinh và cô giáo đều may mắn được dạy và học trên lớp trọn vẹn. Nếu có phải học trực tuyến thì thời gian học cũng rất ít. Thế rồi, chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa năm học cũng kết thúc, học sinh nhỏ tuổi ở Hà Nội được trở lại trường học, chừng đó thời gian chưa đủ cho các em làm quen với thầy mới, bạn mới đã chuẩn bị ôn tập, kiểm tra học kỳ II, nghỉ hè. Đối với học sinh đầu cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 có lẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì đang vui lại phải… ra về.

Để học sinh thực sự có hè ảnh 1

Tác giả Hà Linh

Nhiều nhà giáo lâu năm từng nói rằng, tuần qua, nhìn các con vui tươi, sôi nổi trong các giờ học, giờ ăn, thầy cô giáo cũng vui lây. Một số em bố mẹ xét nghiệm nhanh COVID-19 có kết quả dương tính đã khóc vì con sẽ không được tới trường. Sang tuần tới, trường sẽ kiểm tra nhằm nắm bắt năng lực học sinh và có giải pháp hỗ trợ. 2/3 năm học trực tuyến, đường truyền mạng phập phù, không phải gia đình nào cũng sát sao hướng dẫn con học… chất lượng khó có thể đảm bảo.

Không ít vấn đề, nỗi lo đặt ra đối với trẻ nhỏ khi thời gian học ở trường được kéo dài thêm. Trước tiên, con trẻ trong mắt của các bậc phụ huynh cả một năm qua đã phải ở nhà một cách thụ động. Các em phải học trong 4 bức tường, nhiều em đã chịu sự dồn nén về tâm lý do ít có cơ hội giao tiếp. Sự bức bí đó đang rất cần được giải tỏa bằng các đợt học thực tiễn, du lịch và nghỉ ngơi. Nếu học kéo dài ngay có thể nhiều em sẽ quá tải. Thực tế này sẽ đặt các phụ huynh vào nỗi lo mới và lựa chọn khó khăn, trăn trở rằng “liệu học kéo dài trong điều kiện một năm học sóng gió mới qua, kết quả có đạt được như mong muốn?”.

Năm học này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương linh hoạt dạy học nhưng phải kiên trì mục tiêu chất lượng. Nhất là người quản lý giáo dục tiểu học luôn đau đáu với nỗi lo đâu đó thầy cô xuê xoa, sẽ có học sinh “ngồi nhầm lớp”. Tuy nhiên, hiện nay với việc giao quyền chủ động kế hoạch dạy học cho các địa phương, địa phương giao cho trường nên việc kéo dài hay dừng năm học có thể sẽ thành “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi sẽ kéo dài năm học mỗi khác, không đồng đều, dẫn đến “lệch pha” kiến thức trong học sinh.

Nhìn về dài hạn, có lẽ chúng ta cần chấp nhận kết thúc một năm học trực tuyến với kết quả không thật tốt, để các em xả hơi và lấy lại năng lượng tích cực để bước vào năm học mới sớm hơn (có thể từ tháng 8?) và bắt đầu ôn tập, bồi dưỡng củng cố kiến thức. Chọn giải pháp này chắc chắn ngày hè nắng oi, trẻ em sẽ không phải đến trường trong mệt mỏi và các trường cũng không cần bó cứng quy định phải khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 như thường niên.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...