Dạy học lớp 6 SGK mới: Không gây áp lực cho học sinh

0:00 / 0:00
0:00
Năm học tới, học sinh lớp 6 học chương trình, SGK mới.
Năm học tới, học sinh lớp 6 học chương trình, SGK mới.
TPO - Bộ GD&DT vừa ban hành hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục cho năm học 2021-2022, trong đó yêu cầu các nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực cho học sinh.

Năm học tới, là năm thứ 2 thực hiện chương trình GDPT mới nhưng lại là năm đầu tiên thực hiện ở khối lớp 6 bậc THCS.

Đối với lớp 6, Bộ yêu cầu các trường xây dựng và tổ chức kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Với lớp 7 đến lớp 12, xây dựng và tổ chức kế hoạch dạy học của trường phù hợp điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên cũng được yêu cầu phát huy tính chủ động sáng tạo trong xây dựng kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, giáo án của giáo viên…

Theo Bộ GD&ĐT, Chương trình GDPT mới được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Cụ thể ở lớp 6: Ngữ văn (140 tiết); Toán (140 tiết); Lịch sử và Địa lý (140 tiết); Khoa học tự nhiên (140 tiết); Giáo dục thể chất (70 tiết)…

Nhà trường được chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học nhằm đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực cho học sinh. Kế hoạch dạy học không bắt buộc chia đều số tiết/ tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của trường. Đối với mạch kiến thức trong các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên có thể bắt đầy thực hiện và hoàn thành trong từng học kỳ của năm học.

Giáo viên vừa tập huấn vừa tự học

Bộ lưu ý các trường về các môn học mới như: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên. Đây là 2 môn tích hợp từ 5 môn trong chương trình hiện hành được thực hiện năm đầu tiên ở lớp 6.

Trong đó, chương trình môn Lịch sử và Địa lý được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ lẫn nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và ngược lại. Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của các nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực, chuyên môn của giáo viên. Bộ cũng yêu cầu, trường học chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Trong khi đó, môn Khoa học tự nhiên được thiết kế gồm 4 chủ đề có kết hợp ở mức độ nhất định, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Các nhà trường căn cứ tình hình đội ngũ để hiệu trưởng phân công dạy từng chủ đề phù hợp với năng lực giáo viên.

Điểm mới của chương trình GDPT mới là xuất hiện nội dung hoạt động giáo dục địa phương gồm các vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế xã hội, môi trường… của địa phương. Bộ yêu cầu nhà trường phân công giáo viên dạy học và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ như một môn học độc lập.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT Hà Đông (Hà Nội) cho biết, tuy giáo viên đào tạo đơn môn trong trường sư phạm nhưng trước yêu cầu đổi mới chương trình, SGK sẽ phải tự học và ngành bồi dưỡng thêm. Việc này được ngành giáo dục chuẩn bị nhiều năm trước nên giáo viên không ngỡ ngàng khi thực hiện. “Qua nghiên cứu SGK cho thấy chỉ có một số phần có kiến thức tích hợp, còn lại vẫn rất rõ về mảng kiến thức nên các nhà trường sẽ không quá khó khăn khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên”, bà nói.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.