Đầu năm 2022, Quốc hội họp bất thường, xem xét 4 nội dung quan trọng, cấp bách

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngay trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường đầu năm tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cùng 3 nội dung quan trọng, cấp bách khác.

Văn phòng Quốc hội vừa thông báo, dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 4 – 11/1. Theo dự kiến chương trình, sau phiên họp trù bị, vào 9h sáng 4/1, phiên khai mạc kỳ họp bất thường sẽ diễn ra và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Về nội dung chương trình, tại kỳ họp bất thường này, Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung quan trọng do Chính phủ trình. Cụ thể là dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam, phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội cũng xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Đầu năm 2022, Quốc hội họp bất thường, xem xét 4 nội dung quan trọng, cấp bách ảnh 1

Kỳ họp bất thường của Quốc hội sẽ được khai mạc vào ngày 4/1, cho y kiến về 4 nội dung

Về lịch trình cụ thể, ngay sau phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình Báo cáo thẩm tra.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng là cơ quan thẩm tra nội dung này.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội.

Với Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, sẽ do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình ra Quốc hội. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội là cơ quan thẩm tra vấn đề này.

Tuy là kỳ họp trực tuyến, song Quốc hội cũng sẽ tiến hành thảo luận ở tổ và thảo luận trực tuyến về các nội dung trên trước khi biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc ngày 11/1. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.