TPO - Hai tuần sau khi bị quản thúc tại gia bởi một cuộc đảo chính quân sự, ông Mohamed Bazoum - Tổng thống bị lật đổ của Niger, đang cạn kiệt lương thực và trải qua những điều kiện tồi tệ khác…
TPO - Người đứng đầu Hội đồng tối cao Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan ngày 26/10 cho biết Thủ tướng Abdalla Hamdok đang "ở nhà tôi nhằm tránh nguy hiểm".
TP - Tuần rồi Guinea, quốc gia sản xuất bauxite thứ nhì thế giới, nhích một bước không đáng kể sau vụ đảo chính mà cái đáng kể là nhân vật cầm đầu. Viên đại tá, làm cuộc binh biến đầu tháng 9, làm thinh trước tối hậu thư hôm 16/9 của 15 nhà lãnh đạo vùng Tây Phi. Nhân vật hầu như vô danh đã làm những việc hiếm có.
TP - Hội các nhà sư Myanmar vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền quân đội chấm dứt dùng bạo lực với người biểu tình và đổ lỗi cho các nhóm vũ trang nhỏ gây ra các vụ tra tấn và giết hại dân thường vô tội, báo chí Myanmar đưa tin ngày 17/3.
TP - Ngày 7/3, cảnh sát Myanmar đã bắn đạn hơi cay để giải tán cuộc biểu tình với hàng chục nghìn người tham gia tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai, trong khi các cuộc biểu tình được tổ chức ở ít nhất 6 thành phố khác, cùng để phản đối cuộc đảo chính hồi tháng trước.
TP - Hôm qua, lực lượng an ninh Myanmar được nói là đã nổ súng gây chết người trong khi trấn áp các cuộc biểu tình phản đối đảo chính, một ngày sau khi nỗ lực ngoại giao trong khu vực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một tháng đạt được ít tiến triển.
TP - Hôm qua, một tòa án Myanmar đưa ra thêm cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi, luật sư đại diện cho bà cho biết, trong khi nhiều người dân tiếp tục xuống đường biểu tình bất chấp chiến dịch trấn áp của lực lượng an ninh đã làm thiệt mạng ít nhất 18 người vào ngày hôm trước.
TPO - Lực lượng an ninh ở Myanmar hôm nay triển khai xe bọc thép ở các thành phố lớn và cắt internet sau khi các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính và việc bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi thu hút hàng trăm nghìn người xuống đường.
TPO - Theo Forbes (*), việc quân đội Myanmar từ chối công nhận kết quả bầu cử và việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt có thể giống như một sự tái hiện lại lịch sử Myanmar.
TP - Quân đội Myanmar đã giành quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp, sau khi nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, tổng thống Win Myint và các lãnh đạo cấp cao khác bị bắt giữ trong các cuộc đột kích sáng qua.
TPO - Các sĩ quan quân đội ở Gabon vừa thực hiện một cuộc đảo chính vào sáng 7/1, với việc chiếm đài phát thanh nhà nước và tuyên bố không hài lòng với Tổng thống Ali Bongo, người vừa hồi phục sau một đột quỵ.
TPO - Tờ Washington Post ngày 22/5 dẫn các nguồn thạo tin về công tác chuẩn bị cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là lo lắng về kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến vào ngày 12/6 tới tại Singapore.
Đại sứ Triều Tiên tại Anh khẳng định lãnh đạo Kim Jong-un vẫn khỏe, trong khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói bà không thấy có dấu hiệu nào rõ ràng về thay đổi quyền lực ở Triều Tiên, giữa lúc các phỏng đoán đang bùng lên mạnh mẽ.
Tình hình Thái Lan tiếp tục diễn biến căng thẳng. Trong ngày 25/5, có khoảng 1.000 người tuần hành ở thủ đô Bangkok để phản đối cuộc đảo chính bất chấp tuyên bố của chính quyền quân sự kêu gọi người dân không biểu tình và cấm tụ tập quá 5 người.
TPO - Hàng trăm người Thái Lan vẫn xuống đường để phản đối cuộc đảo chính quân sự tại nước này. Tuy nhiên cuộc biểu tình này nguy hiểm hơn vì Thái Lan đang trong thời kỳ thiết quân luật, quân đội đang kiểm soát toàn diện, tụ tập trên 5 người là bị bắt.
Ngày 24/5, khoảng 100 người đã tập trung tại thủ đô Bangkok của Thái Lan để tham gia biểu tình phản đối hành động đảo chính của quân đội Thái Lan. Đã có xô xát giữa những người biểu tình quá khích và lực lượng an ninh
Thái Lan phong tỏa cây cầu hữu nghị nối giữa tỉnh Vientiane và tỉnh Nong Khai, nhằm ngăn các lãnh đạo phe "áo đỏ" rời khỏi nước này sau cuộc đảo chính quân sự.
Ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ dừng khoản viện trợ quân sự trị giá 3,5 triệu USD cho Thái Lan. Đây được coi là bước đi đầu tiên nhằm vào Thái Lan sau vụ đảo chính quân sự.
TP - Tình hình Thổ Nhĩ Kỳ đang hết sức căng thẳng. Mở đầu chỉ là chuyện phản đối việc chặt cây xanh tại một công viên ở thành phố Istanbul để xây một tổ hợp thương mại. Nhưng làn sóng phản đối mau chóng mở rộng, biến thành một phong trào phản kháng rầm rộ chống Chính phủ của Thủ tướng Erdogan.