Đánh giá không toàn diện, học sinh chịu thiệt

Đánh giá không toàn diện, học sinh chịu thiệt
Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa toàn diện đã gây thiệt thòi cho học sinh.

Đánh giá không toàn diện, học sinh chịu thiệt

> Tiến tới đa dạng sách giáo khoa
> Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA

Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa toàn diện đã gây thiệt thòi cho học sinh.

Kết hợp với đánh giá của phụ huynh

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh (Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết xu hướng đánh giá học sinh (HS) của thế giới dựa theo năng lực, tức là đánh giá khả năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra ở cuối một giai đoạn học tập. Nhiều nước đã đẩy mạnh đánh giá quá trình bằng các hình thức: quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực...

Cần phải thay đổi trong cách đánh giá, thi cử để học sinh có thể phát triển toàn diện - Ảnh: Đ.N.T
Cần phải thay đổi trong cách đánh giá, thi cử để học sinh có thể phát triển toàn diện - Ảnh: Đ.N.T .

Chẳng hạn ở Mỹ, để kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận và cảm thụ văn học của HS về một tác phẩm nào đó, giáo viên yêu cầu HS thành lập nhóm để phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó và có thể lập dự án nào đó, chẳng hạn tham quan bảo tàng của nhà văn. Sau đó, HS phải viết thu hoạch, trình bày nhóm trước lớp. Với cách này, HS có quyền tự do làm bài theo hiểu biết của mình, trao đổi, tương tác với nhau, tìm hiểu từ thực tế, vận dụng nhiều kiến thức của nhiều môn học khác nhau, hợp tác nghiên cứu có thể đưa ra nhiều nhận định sáng tạo.

Hay như ở Canada việc kiểm tra đánh giá phải có sự hợp tác của phụ huynh. Theo đó, sau mỗi học kỳ, cha mẹ HS đều nhận được một bản nhận xét dành cho con em mình với 9 nội dung, như kỹ năng làm việc độc lập, năng lực sáng tạo, khả năng hợp tác với những người xung quanh, khả năng giải quyết những xung đột của cá nhân, mức độ tham gia các hoạt động tập thể của lớp… Giáo viên sẽ dùng bản nhận xét này của phụ huynh, kết hợp với bản tự đánh giá của HS cùng với nhận xét riêng của mình để cho ra bản kiểm tra đánh giá toàn diện.

Hạn chế khi xin học bổng

Trong những năm vừa qua, việc kiểm tra đánh giá tại bậc học phổ thông ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và chưa bắt kịp thế giới; công tác kiểm tra đánh giá vẫn còn nhiều yếu kém.

Các trường học hiện nay chủ yếu kiểm tra đánh giá qua bài làm kiểm tra trên giấy với 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan. Nhưng cả hai hình thức này mới chỉ chủ yếu chứng minh HS nắm vững kiến thức để giải một số bài tập hoặc giải thích một số hiện tượng liên quan đến những kiến thức đã học. Một số năng lực như trình bày vấn đề trước đám đông, xử lý tình huống, làm việc hợp tác, độc lập sáng tạo… rất cần trong cuộc sống nhưng khó xác định được qua cách kiểm tra đánh giá như trên.

Sự kiểm tra đánh giá như hiện nay sẽ khiến HS chịu nhiều thiệt thòi, nhất là trong quá trình xin học bổng. Học bạ của HS Việt Nam chỉ thể hiện được 2 phần: học lực và hạnh kiểm. Trong khi ở nước ngoài, người ta đánh giá bằng nhiều tiêu chí như đã nói ở trên. Do vậy, sau khi hoàn thành chương trình, HS nước ngoài sẽ xin học bổng dễ hơn, trong khi HS Việt Nam cần có thời gian để tích lũy hoặc chứng minh tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng, giỏi kỹ năng sống…

Theo ông Hồ Sỹ Anh, cần sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, đặc biệt chuyển từ chú trọng kiến thức sang đánh giá quá trình. Ngoài ra, phải dân chủ hóa giáo dục, nghĩa là kiểm tra đánh giá phải đảm bảo công khai, công bằng, dựa vào mục tiêu đặt ra từ đầu, tôn trọng sự tự đánh giá của HS… Có như vậy HS Việt Nam mới nhiều cơ hội hòa nhập với thế giới.

Sự khác biệt giữa cách đánh giá của Việt Nam và các nước

Trong đánh giá, nước ta nhấn mạnh sự cạnh tranh trong khi nước ngoài nhấn mạnh sự hợp tác; ta quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc giảng dạy thì nước ngoài quan tâm đến phương pháp học tập, rèn luyện của HS.

Nếu nước ta chú trọng vào sản phẩm thì nước ngoài tập trung vào quá trình tạo ra sản phẩm, ý tưởng sáng tạo... Nước ta tập trung vào kiến thức hàn lâm trong khi nước ngoài tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo. Ở nước ta việc đánh giá đạo đức HS chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia phong trào thi đua... hạn chế sự thể hiện cá tính. Trong khi ở nước ngoài đánh giá đạo đức của HS một cách toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích HS thể hiện cá tính và năng lực bản thân...

Theo Minh Luân
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.