Theo tường thuật của NI, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Mỹ đã đánh chặn thành công một tên lửa đang bay tới, điều đó đặt ra một số thách thức lớn cho Bình Nhưỡng.
Mặc dù cuộc thử nghiệm gần đây đã được quốc hội Mỹ yêu cầu, nhưng nó vẫn đóng vai trò như một thông điệp rõ ràng đối với Triều Tiên: đừng làm khiêu khích Mỹ.
Hải quân Mỹ, kết hợp với Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, một cơ quan liên bang phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ Mỹ, đã tiến hành một cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa vào tháng 11 năm ngoái có tầm quan trọng cực kỳ lớn: hạ gục một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Cuộc thử nghiệm gần đây đã đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Mỹ vượt qua các bước bắt buộc. Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ tàu USS John Finn, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke tại Bãi thử Phòng thủ Tên lửa đạn đạo Ronald Reagan trên đảo san hô Kwajalein, ở giữa Thái Bình Dương, được nói là một thành công.
Trong quá trình thử nghiệm, “một mục tiêu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã bị đánh chặn và tiêu diệt bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất bởi thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo tiên tiến SM-3 Block IIA”, theo một thông báo chính thức của Raytheon, hãng chế tạo hệ thống Aegis.
Hệ thống Aegis khởi đầu từ những năm 1970 và liên tục được phát triển, nhận ra rằng thời gian phản ứng của con người trong phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ là quá chậm. Để bù đắp cho độ trễ đó, Aegis đã được phát triển và nâng cấp đều đặn kể từ khi được đưa vào sử dụng vào năm 1983.
Hệ thống này được triển khai trên 62 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và được thiết kế để hạ gục các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra còn có một bộ phận trên đất liền, Aegis Ashore, được bố trí ở Deveselu, Romania để bảo vệ các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cuộc thử nghiệm ở Thái Bình Dương ban đầu được lên kế hoạch vào tháng 5/2020 nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch toàn cầu.
Tên lửa Tiêu chuẩn 3
Tên lửa được đề cập được biết đến khá lạ lùng với tên gọi Standard Missile 3, hoặc SM-3. Biến thể Block IIA do Raytheon và Mitsubishi Heavy Industries cùng phát triển. So với các biến thể SM-3 trước đó, phiên bản mới được trang bị đầu dò nhạy hơn. Sau khi phóng, tên lửa nhanh chóng di chuyển vào không gian, nơi một phương tiện tiêu diệt tách khỏi thân tên lửa và đánh chặn tên lửa của đối phương.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên tên lửa SM-3 được thử nghiệm, nhưng tên lửa này đã gặp khó khăn trong các cuộc thử nghiệm gần đây. Một cuộc thử nghiệm vào năm 2017 đã kết thúc trong thảm họa sau khi một thủy thủ vô tình kích hoạt thiết bị tự hủy của tên lửa. Một cuộc thử nghiệm khác vào năm 2018 đã thất bại, tuy không phải do lỗi của con người.
Một phiên bản SM-3 thậm chí đã được sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của tên lửa trong việc tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp, mặc dù cuộc thử nghiệm thành công năm 2008 đã đặt ra câu hỏi về mức độ thiệt hại do các mảnh vỡ vũ trụ gây ra có thể chấp nhận được hay không.
Mặc dù cuộc thử nghiệm gần đây được quốc hội Mỹ yêu cầu, nhưng nó vẫn đóng vai trò như một thông điệp rõ ràng đối với Triều Tiên: đừng mang ICBM ra dọa, và đừng khiêu khích Mỹ.