Đại sứ Myanmar không gọi được cho cha mẹ sau bài phát biểu phản đối đảo chính

0:00 / 0:00
0:00
Ông Kyaw Moe Tun phát biểu phản đối đảo chính trong phiên họp ngày 25/2 tại LHQ. Ảnh: AP
Ông Kyaw Moe Tun phát biểu phản đối đảo chính trong phiên họp ngày 25/2 tại LHQ. Ảnh: AP
TPO - Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kyaw Moe Tun cho biết ông không thể liên lạc với các lãnh đạo chính quyền dân sự đang bị bắt giam, cũng như cha mẹ gia ở quê nhà. Dù "đơn thương độc mã" ở New York, nhưng ông Tun vẫn cam kết chiến đấu đến cùng để phản đối cuộc đảo chính.

Đại sứ Kyaw Moe Tun đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar năm 1988, khi còn là sinh viên đại học.

“Tôi luôn là một đứa con nghe lời bố mẹ. Cha mẹ muốn tôi ở nhà”, ông Tun nói. Nhưng giờ đây, với tư cách là Đại sứ Myanmar tại LHQ, thì “tôi có nhiệm vụ thay mặt cho người dân Myanmar, và chính phủ dân chủ mà họ đã bầu ra lên tiếng phản đối cuộc đảo chính”.

Theo Đại sứ Tun, ở Myanmar có 3 “trụ cột” chống lại cuộc đảo chính quân sự: thứ nhất là người biểu tình, thứ hai là CDM (phong trào bất tuân dân sự), thứ ba là CRPH – một ủy ban của quốc hội lưu vong.

“Vì vậy, nhiệm vụ của tôi từ New York là giúp cho 3 trụ cột ngày càng mạnh mẽ hơn”, ông Tun nói.

Thực tế, vài tuần sau cuộc đảo chính ở Myanmar, ông Kyaw Moe Tun đã trở thành đại sứ hiếm hoi trong lịch sử phản đối các động thái của chính quốc gia mà mình đang đại diện.

Ngày 25/2, ông Tun làm biểu tượng giơ 3 ngón tay giống những biểu tình Myanmar trong phiên họp trước Đại hội đồng LHQ ở New York, và kêu gọi các thành viên “làm mọi cách cần thiết để khôi phục nền dân chủ” ở đất nước mình.

Khi được phóng viên hỏi “mọi cách cần thiết” có bao gồm can thiệp quân sự hay không, ông Tun không phủ nhận.

“Điều đó là có thể. Nhưng sẽ rất khó để một quốc gia đưa quân đến một quốc gia khác. Tôi biết điều đó, nhưng yêu cầu của người dân Myanmar rất rõ ràng: Chúng tôi cần sự bảo vệ từ cộng đồng quốc tế, bằng mọi cách mà họ có thể giúp chúng tôi. Chúng tôi không muốn thêm thiệt hại về nhân mạng.”

Ngay sau bài phát biểu gây chấn động, quân đội Myanmar đã đáp trả bằng cách sa thải ông Tun. Nhưng ông từ chối rời khỏi vị trí của mình. LHQ cũng cho biết chính quyền quân sự Myanmar không thể đơn phương sa thải đại sứ.

“Hiện, tôi đang hành động một mình”, ông Tun nói. Đại sứ Myanmar cho biết ông không thể liên lạc với những cựu lãnh đạo đã bị giam giữ, nhưng vẫn quyết tâm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về phía Myanmar.

"Mục đích của tôi ở đây là chống lại chế độ quân sự càng lâu càng tốt, và cho đến khi kết thúc cuộc đảo chính quân sự. Dân chủ nên chiếm ưu thế. Dân chủ phải chiếm ưu thế."

Ông Tun cũng không thể liên lạc với cha mẹ già đang sống ở Myanmar kể từ sau bài phát biểu ngày 26/2. Tuy nhiên, ông nói rằng mình biết – thông qua các kênh khác – rằng cha mẹ đang cổ vũ cho mình.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Khởi tố vụ cán bộ CSGT tông chết người ở Gia Lai
Khởi tố vụ cán bộ CSGT tông chết người ở Gia Lai
TPO - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Hồng Phong (41 tuổi, cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự, Công an huyện Chư Prông) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.