Đại gia dầu mỏ Ả Rập Saudi phải đi vay tiền

Ả Rập Saudi đang bị ảnh hưởng nặng vì giá dầu mỏ. Ảnh: CNN
Ả Rập Saudi đang bị ảnh hưởng nặng vì giá dầu mỏ. Ảnh: CNN
Lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhưng hiện tại Ả Rập Saudi đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách lớn, thậm chí phải đi vay tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm nay, đài CNN (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia phân tích cho biết “vương quốc dầu mỏ” đã "đốt" hết 62 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và vay 4 tỉ USD từ các ngân hàng địa phương chỉ trong tháng 7. Riyadh cũng lần đầu tiên phát hành trái phiếu kể từ năm 2007.

Kết thúc năm 2015, dự kiến thâm hụt ngân sách của Ả Rập Saudi sẽ vào khoảng 20 % GDP. Tổ chức Nghiên cứu kinh tế Capital Economics (trụ sở London – Anh) ước tính tổng thu nhập quốc dân của Ả Rập Saudi sẽ giảm 82 tỉ USD trong năm 2015, tương đương 8 % GDP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Riyadh còn thâm hụt ngân sách tới năm 2020.

Một nửa sản lượng kinh tế và 80 % tổng sản phẩm quốc dân của Ả Rập Saudi đến từ doanh thu dầu mỏ nên việc giá dầu sụt giảm từ 107 USD/thùng (tháng 6-2014) xuống còn 44 USD/thùng (hiện tại) là nguyên nhân khiến Ả Rập Saudi gặp khó khăn.

Thêm vào đó, nhằm bảo vệ thị phần dầu mỏ toàn cầu của OPEC, Riyadh từ chối cắt giảm sản lượng khai thác dẫn đến tình trạng dư thừa. Ả Rập Saudi cũng mất một lượng tiền không nhỏ chi cho ngân sách quân sự can thiệp vào Yemen và chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.

Thống đốc Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Saudi (SAMA) Fahad al-Mubarak tháng trước cảnh báo Riyadh sẽ phải tăng cường vay mượn trong những tháng tới. Các nhà phân tích cho rằng Ả Rập Saudi có thể phát hành khoảng 5 tỉ USD trái phiếu mỗi tháng cho đến cuối năm nay, một số trái phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu lãi suất toàn cầu tiếp tục tăng lên, Riyadh sẽ trở lại vị thế dự trữ tiền mặt chứ không phải đi vay mượn như hiện tại.

Cuối tháng 6 rồi, dự trữ ngoại tệ của Ả Rập Saudi vẫn lên đến 660 tỉ USD.

Theo Theo Người lao động
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.