Đại biểu muốn thảo luận về biển Đông

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Như Ý.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Như Ý.
TP - “Vừa rồi tôi có dịp ra Trường Sa lần thứ 2. Tôi còn lo lắng tới mức vào một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ bị đẩy vào thế cực kỳ khó khăn” - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Sơn bày tỏ lo lắng trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông thời gian qua.

Thảo luận tổ chiều 25/5, ĐBQH cho biết rất quan tâm tình hình biển Đông trong thời gian qua. ĐB Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) cho rằng, Việt Nam là một trong những nước nằm trực tiếp trong điểm nóng ở biển Đông, thậm chí tới đây còn có nguy cơ tiềm ẩn nóng hơn cả sự kiện giàn khoan năm trước. “Trong báo cáo đánh giá về kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, Chính phủ phải đưa ra tình hình trên để cùng tính toán, ứng xử cho thuận lợi hơn”, ông Khánh nói và đề nghị cần đánh giá sát và dự báo tình hình phức tạp ở biển Đông, để chủ động ứng phó với tình huống xấu nhất nếu có, đặc biệt là sự tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm.

Quan tâm đến vấn đề chính sách dành cho ngư dân, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, chính sách và giải pháp mà Chính phủ dành cho ngư dân rất tốt, nhưng khâu thực hiện thì hiệu quả không cao. Điển hình như chính sách cho ngư dân vay vốn ưu đãi, nhưng để tiếp cận nguồn tiền lại không dễ dàng. “Ngư dân ra khơi ngoài đánh bắt hải sản còn góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tôi đề nghị Chính phủ khẩn trương đánh giá lại chính sách cho ngư dân vay vốn để có giải pháp cụ thể cho vấn đề này”, ĐB Vinh kiến nghị.

ĐB Trần Văn (Cà Mau) nhìn nhận, một chính sách đặc biệt như vậy nhưng không phát huy được hiệu quả, có nguyên do xuất phát từ khâu thực thi ở các cấp quản lý nhà nước, cấp chính quyền trong đội ngũ cán bộ công chức.

Cùng đề cập đến vấn đề biển Đông, ĐB Võ Thị Dung (TPHCM) cho rằng, người dân đang bất bình và cảm thấy không yên tâm trước việc mở rộng các đảo nhân tạo của Trung Quốc. ĐB đề nghị Chính phủ có thông tin chính thống về vấn đề bảo vệ chủ quyền để nhân dân
biết được.

Trao đổi với PV bên lề kỳ họp, ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Trưởng Đoàn ĐBQH Nam Định) cho biết, trước những gì đang diễn ra ở biển Đông, cử tri gửi gắm nhiều và rất muốn ĐBQH có phản ứng mạnh mẽ hơn về việc này. Mặc dù đã đề xuất Chính phủ phải có báo cáo vấn đề biển Đông, song ĐB Sơn mong QH dành thời gian thảo luận về vấn đề này.

“Tại các kỳ họp trước, QH chỉ nghe báo cáo về tình hình biển Đông mà chưa có phần thảo luận. Bằng cách nào đó, QH cần phải truyền tải thông tin chính xác đến cử tri”, ông Sơn nói, đồng thời thể hiện sự lo ngại trước các hành xử của Trung Quốc ở biển Đông thời gian qua.

“Vừa rồi tôi có dịp ra Trường Sa lần thứ 2. Tôi còn lo lắng tới mức vào một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ bị đẩy vào thế cực kỳ khó khăn. Khi Trung Quốc đã có cơ sở hậu cần, quân sự như chúng ta thấy thì hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện những dã tâm, kế hoạch chuẩn bị từ rất lâu của họ. Tôi rất lo kịch bản năm 1988 (trận chiến Gạc Ma năm 1988 - PV) sẽ lặp lại. Dù các nhà phân tích trên thế giới nhận định khó có thể xảy ra, nhưng trong tâm tư thì tôi hết sức lo lắng”, ĐB Sơn chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.