Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây tác động đến kinh tế Việt Nam

TPO - Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, với một nền kinh tế có độ mở rất lớn, bất cứ diễn biến nào liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã lập một ban chỉ đạo để nghiên cứu về tình hình này.

Có khả năng làm giảm GPD trong dài hạn

Sáng 6/5, nêu câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ĐB Nguyễn Anh Trí – Hà Nội nêu vấn đề về về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang vào hồi quyết liệt. Ông đề nghị Phó Thủ tướng cho biết thái độ, ứng xử, hành động của Việt Nam như thế nào cho phù hợp với việc này.

Ông Trí cũng đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những nguyên tắc và ứng xử của Việt Nam trên Biển Đông để bảo vệ chủ quyền, hòa bình và phát triển đất nước?

Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, không chỉ trong nước mà cả thế giới quan tâm. Tổng Giám đốc quỹ tiền tệ Quốc tế đã nêu đây là 1 trong 4 đám mây đen trên bầu trời có nguy cơ gây ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu, có khả năng kéo giảm mức tăng trưởng từ 3,5% xuống 3,2%.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây tác động đến kinh tế Việt Nam ảnh 1  ĐBQH Nguyễn Anh Trí nêu câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (ảnh Như Ý)

Với một nền kinh tế có độ mở rất lớn như Việt Nam, theo Phó Thủ tướng, bất cứ diễn biến nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã lập một ban chỉ đạo để nghiên cứu về tình hình.

Đánh giá đưa ra là về ngắn hạn, cuộc chiến sẽ kích thích một số mặt hàng xuất khẩu nhưng về dài hạn sẽ có tác động tiêu cực, có khả năng làm giảm 0,2-0,3% GDP, khả năng giảm khoảng 60.000 tỷ đồng nguồn thu GDP.

Trước vấn đề này, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam   xây dựng nhiều kịch bản đối phó, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, điều hành linh hoạt tỷ giá, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo

Về biển Đông, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở, pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây tác động đến kinh tế Việt Nam ảnh 2 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Quan điểm của Việt Nam là cương quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo. Việt Nam cũng chủ trương, ở Biển Đông có tranh chấp về chủ quyền giữa một số nước và các bên có liên quan. Tranh chấp chủ quyền thì phải giải quyết trên cơ sở hòa bình, công ước về luật biển, không sử dụng vũ lực, đặc biệt không được làm thay đổi nguyên trạng trên biển Đông.

Trong thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng bảo vệ ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Việt Nam cũng cương quyết đấu tranh với các hành vi phạm chủ quyền của nước ta, thông qua các biện pháp ngoại giao.

MỚI - NÓNG