Cử tri đề nghị Hà Nội 'xử' tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học

TPO - Trước tình trạng tại nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn các chủ đầu tư chỉ lo xây nhà để bán mà bỏ "quên" xây trường học, hoàn thiện hạ tầng xã hội gây bức xúc dư luận và dây dưa kéo dài, cử tri đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo, xử lý các chủ đầu tư thực hiện đúng quy hoạch được duyệt.

Đề nghị "thúc" xây trường học trong khu đô thị

Trong báo cáo tổng hợp ý kiến cư tri trước kỳ họp HĐND TP, cử tri tại các quyện huyện tiếp tục có kiến nghị về việc tại các chủ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở không thực hiện đúng quy hoạch được duyệt.

Tại Khu đô thị mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, đặc biệt khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, cư tri phản ánh hiện nay khu đô thị chưa được đầu tư xây dựng trường học; việc thiếu trường học đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trên địa bàn. Do đó, cử tri đề nghị UBND TP quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư khu đô thị mới xây dựng hệ thống trường học theo đúng quy hoạch được duyệt.

Cử tri đề nghị Hà Nội 'xử' tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học ảnh 1 Khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức chưa được'đầu tư xây dựng trường học dù các khu nhà ở thấp tầng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay.

Về việc này, UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay tại các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội nói chung, TP đã giao các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát lại các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên toàn địa bàn TP.

"Đối với các đồ án, dự án chưa đảm bảo chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (trong đó có trường học) theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng đều phải xem xét để điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo đủ chỉ tiêu hạ tầng theo quy định", UBND TP Hà Nội nêu rõ.

Cũng theo UBND TP, riêng đối với các khu đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức, đặc biệt với Khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, theo quy hoạch điều chỉnh đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 5092/QĐ-UBND ngày 31/7/2017, trong đó: Đất nhà trẻ, mẫu giáo có tổng diện tích khoảng 10.589 m2, (gồm các ô đất ký hiệu NT1, NT2); Đất trường tiểu học có tổng diện tích khoảng 16.685 m2 (gồm các ô đất ký hiệu THI, TH2) sẽ được chủ đầu tư sớm triển khai trong giai đoạn 2 của dự án.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định. TP sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo, đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư để chủ đầu tư sớm tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.

Chỉ lo xây nhà để bán mà bỏ "quên" trường học

Trước đó, báo cáo của HĐND TP Hà Nội nêu rõ nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông, nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng công trình trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.

Cử tri đề nghị Hà Nội 'xử' tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học ảnh 2 Khu đô thị Đoàn Ngoại giao do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62.8ha và tổng vốn đầu tư lên đến 1300 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2011 đến nay việc trường học vẫn chủ yếu nằm trên giấy. 

Cụ thể, gồm Khu đô thị mới Phùng Khoang, Khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì, Khu đô thị Xuân Phương – Viglacera, Khu đô thị Thành phố giao lưu, Khu đô thị Đoàn Ngoại giao, Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Dự án khu nhà ở và công trình công cộng tại xã Cổ Nhuế, Khu nhà ở để bán Quang Minh Vinaconex 2, Khu đô thị Lê Trọng Tấn-Geleximco, Khu nhà ở Vĩnh Hoàng, Khu chức năng đô thị Ao Sào, Khu đô thị mới Cầu Bươu, Khu nhà ở Thạch bàn, Khu đô thị Đặng Xá…

Ngoài ra, có tình trạng một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp nhưng cũng trong tình trạng chậm triển khai.

Đó là Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 01 công trình trường tiểu học được đưa vào khai thác, sử dụng. Còn 5 lô đất quy hoạch xây dựng trường học: Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng HUD thuộc Bộ Xây dựng) đã chuyển nhượng hạ tầng 02 ô đất (NT1 và TH1) cho nhà đầu tư thứ phát nhưng chưa xây dựng công trình; 02 ô đất (NT2, TH2) đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 01ô đất (TH4) đang vướng mắc, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng ô đất.

Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp quy hoạch 06 lô đất xây dựng trường học, gồm 03 lô đất xây dựng trường mầm non, 01 lô đất trường tiểu học, 01 lô đất trường trung học cơ sở, 01 lô đất trường THPT, trong đó có 01 lô đất đã hoàn thành xây dựng trường mầm non, 01 lô đất đang thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng trường tiểu học, lô đất xây dựng trường THPT vướng nghĩa trang thôn Văn Điển...

Tại Khu đô thị Việt Hưng,Tổng HUD đã chuyển giao 05 lô đất trường học cho các nhà đầu tư cấp 2 nhưng đến nay chỉ có 01 công trình trường học đã hoàn thành xây dựng.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.