Công nhân điện tử nguy cơ ung thư cao

Phát động chương trình thanh tra lao động năm 2017 trong ngành điện tử. Ảnh: L.H.Việt
Phát động chương trình thanh tra lao động năm 2017 trong ngành điện tử. Ảnh: L.H.Việt
TPO - Do tiếp xúc nhiều hóa chất trong quá trình làm việc, như chất tẩy có cồn, chất tẩy ăn mòn, pha loãng, axit sulphuric... nên lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử có nguy cơ cao nhiễm độc chì, nguy cơ ung thư, bệnh về tim.

Sáng 18/4, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức lễ phát động chương trình thanh tra lao động năm 2017 trong ngành điện tử.

Theo khảo sát sơ bộ của lực lượng Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH tại 17 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp điện tử lớn trên cả nước, có không ít vi phạm về an toàn và quyền lợi người lao động.

Như, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là một trong những vấn đề các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam có nhiều vi phạm, do thực tế sản xuất theo đơn hàng của nhà máy hoặc do áp lực của các bên liên quan. 

Có 2/17 doanh nghiệp điện tử huy động làm thêm hơn 100 giờ/tháng trong các tháng cao điểm, 2 doanh nghiệp huy động gần 60 giờ làm thêm/tháng và 1 doanh nghiệp huy động gần 50 giờ làm thêm/tháng. Trong khi quy định doanh nghiệp chỉ được huy động người lao động làm thêm không quá 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm.

Đáng chú ý, tại các xưởng sản xuất, thời gian của công nhân được quy định nghiêm ngặt theo nhiều hình thức khác nhau. Như tại một nhà máy lắp ráp điện thoại, nhằm giới hạn thời gian nghỉ đi vệ sinh, công nhân được phát “thẻ vệ sinh”. 

Cùng với đó là các vi phạm về lương, thưởng, bảo hiểm, khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp...

Chánh Thanh tra LĐ-TB&XH Nguyễn Tiến Tùng cho biết, các doanh nghiệp được khảo sát đều có sử dụng chất tẩy có cồn, chất tẩy ăn mòn, pha loãng, axit sulphuric... Nhưng chỉ có một số doanh nghiệp thông tin về các trường hợp ốm đau, thương tật do tiếp xúc với hóa chất. "Các vấn đề về an toàn lao động trong ngành điện tử có thể dẫn tới ung thư và các bệnh về tim do tiếp xúc với hóa chất, các yếu tố phóng xạ, sóng điện từ... Nhưng đây mới là suy luận, chưa có số liệu chứng minh, dù nhiễm độc chì và bệnh nghề nghiệp là có", ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử mới phát triển mạnh 5-7 năm gần đây, nên chưa có nhiều biểu hiện về hậu quả. Nhưng nguy cơ ung thư là có, nên nếu không đưa ra khuyến cáo sẽ có thể mất kiểm soát trong tương lai.

Năm 2017, ngành Thanh tra LĐ-TB&XH đặt mục tiêu thanh tra tối thiểu 500 doanh nghiệp điện tử. Hết năm 2014, cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp điện tử, sử dụng hơn 400.000 lao động. Từ năm 2013, xuất khẩu điện tử đã vượt qua ngành dệt may trở thành ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước.

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực điện tử. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất phần lớn vẫn chỉ giới hạn ở các công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp, sử dụng lượng nhân công lớn với mức lương thấp và dễ dẫn tới các nguy cơ vi phạm quyền và lợi ích của người lao động.

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.