> Tăng phí đỗ xe vì SEA Games
> Sea Games tuỳ tiện hơn… hội làng
Ngoài việc loại toàn bộ nội dung đồng đội môn bắn súng, nhiều nội dung tại các môn thể thao vốn là thế mạnh của đoàn Việt Nam như wushu, taekwondo, karatedo, vật, bi sắt… cũng bị nước chủ nhà cắt bỏ. Rồi đến lịch và địa điểm thi đấu liên tục bị xáo trộn.
Đơn cử như môn bóng đá nam. Do vấp phải sự phản đối của các bên liên quan, phiên họp cuối cùng của Hội đồng SEA Games 26 đã cam kết trận đấu giữa U23 VN - U23 Brunei sẽ được tổ chức vào 16h ngày 12-11 thay vì 8h sáng ngày 11-11. Song những gì vừa diễn ra một lần nữa cho thấy tính chất “ao làng” của đại hội thể thao khu vực.
Để thâu tóm huy chương đại hội, nước chủ nhà đưa vào nhiều môn mới, vốn là thế mạnh của mình như leo tường, đánh bài, dù lượn, lướt ván, patin, Tarung Derajat (môn võ truyền thống của Indonesia)… Các môn thể thao giải trí này sẽ góp thêm khoảng 30 HCV!
Các môn trên chắc chắn sẽ được tổ chức vì đã có sự tham gia của ít nhất 3 quốc gia. Nhưng để suôn sẻ trong việc tổ chức các nội dung mới, BTC nước chủ nhà đề xuất, ngay cả khi nội dung của các môn mới này chỉ có sự tham gia của 2 quốc gia thì vẫn được tổ chức và... trao huy chương như thường! Đây quả là cách tổ chức và trao huy chương chỉ ở Đông Nam Á mới có!
Ai cũng hiểu rõ cái đích cao nhất của thể thao Việt Nam vẫn là đấu trường Olympic, nhưng cứ đến kỳ “hội làng” là ngành thể thao lại dốc toàn lực cho đấu trường khu vực, với mức đầu tư dàn trải cho cả những môn mà chúng ta tham gia chỉ để đáp lễ nước chủ nhà.
Ở SEA Games 26, thể thao Việt Nam đặt chỉ tiêu sẽ giành khoảng 70 huy chương vàng. Để tránh những áp lực thành tích quá lớn lên các HLV, VĐV, lãnh đạo Tổng cục TDTT, đoàn thể thao VN (TTVN) đều không đề cập chính xác một vị trí cụ thể mà đoàn TTVN phải đạt được tại SEA Games 26. Thay vào đó, là cụm từ chung chung “mục tiêu đứng trong tốp đầu”.