Chuyên đề tìm hiểu bệnh suy thận mạn

Chuyên đề tìm hiểu bệnh suy thận mạn
Hỏi: Vợ tôi đang mang thai 6 tháng, hôm nay đi khám bác sĩ bệnh viện huyện chẩn đoán vợ tôi bị sỏi thận. Vợ tôi đau nhiều mà không biết phải làm sao, bác sĩ ở bệnh viện thì nói không làm gì được vì đang mang thai. Xin cho biết có cách nào để hạn chế cơn đau và khắc phục tình trạng của vợ tôi? Về lâu dài, vợ tôi có bị suy thận không? Cảm ơn bác sĩ! (Hà Văn Lê – Tiền Giang)

Hỏi: Vợ tôi đang mang thai 6 tháng, hôm nay đi khám bác sĩ bệnh viện huyện chẩn đoán vợ tôi bị sỏi thận. Vợ tôi đau nhiều mà không biết phải làm sao, bác sĩ ở bệnh viện thì nói không làm gì được vì đang mang thai. Xin cho biết có cách nào để hạn chế cơn đau và khắc phục tình trạng của vợ tôi? Về lâu dài, vợ tôi có bị suy thận không? Cảm ơn bác sĩ! (Hà Văn Lê – Tiền Giang)

Trả lời: Vợ anh bị sỏi thận và gây đau vì sỏi di chuyển hoặc tắc nghẽn. Lúc đó, ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo đái máu, đái đục, đái buốt.

Theo chuyên môn phân chia: sỏi đài bể thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang trong sỏi tiết niệu. Cơn đau quặn thận gặp nhiều hơn ở sỏi niệu quản. Khi vợ anh có thai, sẽ đau nhiều do thai chèn ép gây tắc nghẽn. Vợ anh có thể được các bác sĩ điều trị các cơn đau quặn thận bằng cách:

- Dùng thuốc giảm đau, chống co thắt, làm giãn cơ trơn của niệu quản theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống: No-spa (Drotaverin HCl), ống 40mg, viên 40mg. Thuốc này không ảnh hưởng đến thai và trong thời kỳ cho con bú. Tác dụng phụ hiếm gặp như: chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp khi tiêm tĩnh mạch nhanh.

- Châm cứu

- Bấm huyệt, xoa bóp

- Chườm.

Ngoài các biện pháp chống đau kể trên, có thể dùng kháng sinh không độc với thận, không ảnh hưởng đến thai. Còn thuốc bào mòn sỏi, tan sỏi thì phải rất thận trọng, cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.

ảnh minh họa
ảnh minh họa. Ảnh: internet

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới suy thận. Do vậy vợ anh cần thực hiện các phương pháp bảo vệ thận, phòng ngừa suy thận càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do chị ấy đang mang thai nên khi dùng thuốc phải thận trọng và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hỏi: Tôi bị đau vùng thắt lưng đã lâu. Vừa rồi, tôi bị một cơn đau dữ dội, đi khám bác sĩ cho biết tôi bị giãn đài bể thận. Vậy, tôi nên điều trị theo hướng nào để bệnh không biến chứng sang suy thận mạn? Mong bác sĩ giúp đỡ (Kim Thu, 43 tuổi – Hà Tĩnh).

Trả lời: Theo như mô tả thì có thể chị bị giãn đài bể thận do sỏi thận tiết niệu chèn ép gây tắc nghẽn (sỏi niệu quản hoặc sỏi đài bể thận), gây cơn đau quặn thận. Chị cần đến một số cơ sở khám bệnh để siêu âm tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu để có chẩn đoán chính xác.

Nếu là sỏi tiết niệu, cần biết sâu hơn: Sỏi ở đâu (đài bể thận, niệu quản, bàng quang), ở bên nào (phải, trái hay hai bên), kích thước bao nhiêu, để chọn phương án điều trị thích hợp:

- Giảm đau với các thuốc No-spa, spasfon, spasmaverin, châm cứu, bấm huyệt, chườm.

- Thuốc hạn chế sỏi to thêm hoặc bào mòn sỏi

- Tán sỏi: ngoài cơ thể, nội soi hoặc qua da

- Phẫu thuật nội soi hoặc mổ.

Chị cần chẩn đoán bệnh sớm khi có đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt để xem có phải do sỏi tiết niệu hay không. Nếu chẩn đoán muộn, điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nhất là khi đã biến chứng sang suy thận mạn. Vì vậy, chị cần phải có biện pháp phòng ngừa suy thận ngay từ bây giờ, bằng cách thực hiện các chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, chị có thể mua Ích Thận Vương về dùng với liều phòng ngừa suy thận là 2 lần/ngày, mỗi lần một viên. Tuy nhiên, chị cần được theo dõi định kỳ chức năng thận.

PGS.BS Trần Văn Chất
Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội

Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam
Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe xin gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com
ĐT: 04 38461530 – 08 62647169
MỚI - NÓNG
Người dân KĐT Thanh Hà phải lấy nước từ xe stec trong đợt khủng hoảng nước sạch năm 2023
Mở giếng khoan, bổ sung nước ngầm mùa nắng nóng
TP - Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giấy phép nâng cấp công suất khai thác nước dưới đất cho bãi giếng Mai Dịch. Cùng với nguồn nước ngầm dự phòng sẽ cung cấp thêm cho thành phố khoảng 100.000m3/ngđ để phục vụ người dân cao điểm nắng nóng năm nay.