“Chúng ta không nhanh, chúng ta sẽ chết sớm

Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại Hội nghị.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại Hội nghị.
TP - Đó là phát biểu của ông Hoàng Thanh Vân (Cục trưởng Cục Chăn nuôi) tại Hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi ở Hà Nội.

Tại Hội nghị, ông Vân đã có những ý kiến, phát biểu mang tính xây dựng phát triển ngành sữa Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Bởi ông cho rằng, để tăng năng suất, hạ giá thành thu mua sữa nguyên liệu, nâng cao mức cạnh tranh của sữa Việt với sữa thế giới khi triển khai Hiệp định TPP là cần gỡ nút thắt về chất lượng giống.

Ông Vân nói: “Với năng suất bình quân của chúng ta như hiện nay, thua là cầm chắc, tôi tin chúng ta không nhanh thì chúng ta sẽ chết rất nhanh và chết sớm, không ai cứu được. IDP muốn thu mua sữa tươi nguyên liệu cũng không mua được bởi giá thế giới chỉ có 0,3 – 0,32 cent, tức là bình quân 6.200 đồng-7.000 đồng/lít sữa, còn chúng ta đang ở mức 9.000-9.700 đồng/ lít sữa”.

Để giải quyết vấn đề về giá cả sữa tươi nguyên liệu còn cao so với thế giới, theo ông Vân cần phải tăng năng suất sản lượng sữa tươi. Do đó cả người nông dân và doanh nghiệp phải phối hợp lại dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cần giải quyết vấn đề thức ăn cho bò để tăng năng suất sữa, cuối cùng là sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

Nói về liên kết này, ông Vân cho biết: “Trong quyết định mới của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về vấn đề liên kết sản xuất giữa nhà nước - doanh nghiệp- nông dân. Hiện nay vướng víu nhất đó là giống phân ly, thứ 2 là không chịu chia sẻ, thứ 3 là người sản xuất và người chăn nuôi cách xa nhau, cứ viết đơn cự cãi nhau, càng thế càng chết. Ở Pháp vừa rồi có vụ đổ sữa ra đường, chẳng qua do sữa rẻ quá nên nông dân họ phải đổ chứ không phải công ty không mua. Còn của mình, phải kết nối từ nhà nước, người sản xuất đến doanh nghiệp, như thế mới sống được”.

Ông Vân chia sẻ thêm, trong khối TPP có 3 nước rất mạnh về sữa, đó là New Zealand, Mỹ và Úc. Hơn một tháng qua, đã có 16 công ty của New Zealand đổ bộ vào Việt Nam, chủ yếu là ngành sữa. Còn sản lượng sữa tươi nguyên liệu của Mỹ và Úc cao hơn rất nhiều lần so với nước ta. Vì vậy, “Hà Nội không nhanh là gay”. Việc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội và IDP tổ chức Hội nghị xây dựng chuỗi liên kết rất kịp thời và đúng hướng bởi nó cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và thông cảm với nhau hơn để cùng phát triển.

Hội nghị lần này cũng là một bước tiến vượt bậc cho ngành sữa Việt Nam khi vừa giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi trong các tháng mùa đông và cả trong tương lai. Cụ thể, Công ty Cổ phần sữa Quốc Tế (IDP) tái tung sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất của đàn bò sữa vùng núi Ba Vì bằng công nghệ tiệt trùng, trên hệ thống thiết bị hiện đại, không sử dụng chất bảo quản với giá siêu tiết kiệm đến 20% so với trước đây. Đây cũng là giải pháp giúp người tiêu dùng có cơ hội mua và sử dụng nhiều hơn sản phẩm sữa tươi ngon, chất lượng, tiết kiệm ngân sách chi tiêu gia đình trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì chính là “quả ngọt” của sự chia sẻ và hợp tác chân thành, hiệu quả giữa Nông dân - Nhà nước - Doanh nghiệp, không chỉ giúp nhà nông hết lo lắng về việc giải quyết lượng sữa thừa hàng năm mà người tiêu dùng còn có cơ hội sử dụng sữa tươi có chất lượng vượt trội với giá siêu tiết kiệm.

Sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì chính là “quả ngọt” của sự chia sẻ và hợp tác chân thành, hiệu quả giữa Nông dân – Nhà nước – Doanh nghiệp, không chỉ giúp nhà nông hết lo lắng về việc giải quyết lượng sữa thừa hàng năm mà người tiêu dùng còn có cơ hội sử dụng sữa tươi có chất lượng vượt trội với giá siêu tiết kiệm.

MỚI - NÓNG