Mở cửa phiên giao dịch ngày 2/7, thị trường chứng khoán thế giới đỏ rực lửa và thi nhau giảm điểm sâu. Cùng diễn biến, chứng khoán trong nước đã có một phiên mất điểm
Trước diễn biến phức tạp của thị trường, chiều 2/7, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phát đi thông tin cho biết trong thời gian vừa qua, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động do chịu sự tác động từ thị trường chứng khoán thế giới và châu Á nhưng thị trường chứng khoán trong nước vẫn đạt được một số kết quả khả quan.
"Trong thời gian vừa qua, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động do chịu sự tác động từ thị trường chứng khoán thế giới và châu Á nhưng thị trường chứng khoán trong nước vẫn đạt được một số kết quả khả quan. Tính từ đầu năm đến nay, NĐTNN vẫn mua ròng với 38.752 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và 1.788 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu. Tính chung 6 tháng đầu năm NĐTNN mua ròng hơn 40.539 tỷ đồng trên TTCK”.
UBCK cho biết thị trường đang có nhiều tin tốt hỗ trợ như: GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,08% cao nhất kể từ năm 201; Giá trị giao dịch phái sinh trong tháng 6 đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.983.614 hợp đồng với tổng giá trị giao dịch tính theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 193.371 tỷ đồng, cho thấy TTCK phái sinh ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư.
Cùng đó, dòng vốn gián tiếp vào ròng từ ngày 1/6-26/6 ước đạt 34 triệu USD. Tính từ đầu năm đến 26/6, dòng vốn vào ròng ước đạt 2,28 tỷ USD. Về giá trị danh mục, tính đến ngày 26/6, giá trị danh mục đạt 35,7 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán châu Á rực lửa vào ngày thứ Hai (2/7), trước thời điểm hàng rào thuế quan từ Washington và Bắc Kinh có hiệu lực (ngày 6/7).
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 lao dốc 492.58 điểm (tương ứng 2.21%), khi đà giảm diễn ra trên diện rộng. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm có thành quả tệ nhất.
Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi bắt đầu giảm sâu vào phiên buổi chiều, sụt 46.56 điểm (tương ứng 2%), khi nhóm lĩnh vực công nghệ và sản xuất công nghiệp lao dốc va đè nặng lên chỉ số chung.
Bên cạnh đó, chỉ số Shanghai Composite sụt 61.17 điểm (tương ứng 2.15%) và Shenzhen Composite cũng lao dốc. Đà giảm diễn ra sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục phục hồi mạnh vào phiên ngày thứ Sáu tuần trước (29/06), trong đó chỉ số Shanghai Composite khép lại ngày giao dịch cuối cùng của quý 2/2018 với mức tăng 2.2%.
Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 lùi 16.1 điểm (tương ứng 0.26%).
Tại TTCK Việt Nam, VN- Index sau phiên lao dốc mất tới phiên sáng, Vn-Index giảm 21,38 điểm xuống 939,4 điểm; Hnx-Index giảm 3,56 điểm xuống 102,61 điểm. Sang phiên chiều, đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index chỉ còn giảm 13,63 điểm xuống 947,15 điểm; Hnx-Index giảm 3,4 điểm xuống 102,76 điểm. Giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường được cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp với 4.200 tỷ đồng.
Trước đó, hàng loạt các phân tích nhận định của chuyên gia và công ty chứng khoán đều cho rằng, trong chảo lửa tháng 7. chứng khoán Việt hi vọng sẽ không chịu biến động quá mạnh và chỉ điều chỉnh ở mức giảm đến ngưỡng 930 -910 điểm.