TPO - Dữ liệu tự doanh được HoSE công bố trở lại từ ngày 17/5. Trong tuần chứng khoán hồi phục, tự doanh là nhóm bán ròng khớp lệnh mạnh, duy nhất cá nhân trong nước là bên mua ròng.
TPO - Dù mở cửa tuần mới trong hứng khởi, nhưng sang phiên chiều, chứng khoán lại đảo chiều, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Một số cổ phiếu lớn từng ở vị trí dẫn dắt thị trường trong phiên sáng, nhưng phiên chiều lại là nguyên nhân khiến VN-Index mất điểm mạnh.
TPO - VN-Index có tuần giảm điểm thứ 6 liên tiếp, đưa chỉ số chính và VN30-Index chính thức giảm hơn 20% từ đầu năm. Ngưỡng 1.200 điểm - vùng hỗ trợ "cứng" đã bị xuyên thủng. Cá nhân trong nước là bên duy nhất bán ròng, trong khi tổ chức, khối ngoại tích cực "gom hàng".
TPO - VN-Index vừa trải qua tháng giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 năm trở lại đây (từ 3/2020). Nhà đầu tư trong nước bán ròng khối lượng lớn, trong khi vốn ngoại tích cực mua vào. Tháng 5 và hiệu ứng tâm lý "sell in May" trên nền thị trường điều chỉnh mạnh vừa qua, nhà đầu tư nên cân nhắc những yếu tố nào, hành động ra sao?
TPO - Phiên giao dịch cuối cùng trước nghỉ lễ, thanh khoản thị trường có cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp. Thanh khoản gia tăng có đóng góp đáng chú ý từ khối ngoại, đột biến giao dịch thoả thuận tới 27,6 triệu cổ phiếu VCB.
TPO - Chứng khoán đánh dấu tuần thứ 3 giảm điểm liên tiếp. Trong khi cá nhân trong nước bán ròng, thì khối ngoại tích cực mua vào, đã mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HoSE tuần qua, tập trung nhiều vào nhóm bất động sản.
TPO - Tuần qua, khối ngoại bán ròng 1.532 tỷ đồng trên HoSE, là tuần thứ 8 liên tiếp, HPG và VIC bị "xả" mạnh. VHM cũng bước sang tuần thứ 3 liên tiếp nhà đầu tư ngoại bán ròng. Trong nhóm cổ phiếu họ Vingroup, chỉ có VRE được mua ròng.
TPO - Sau tháng 2 giao dịch không mấy tích cực, ngay những phiên đầu tháng 3, cổ phiếu ngân hàng lại bị bán mạnh. Cổ phiếu trụ đồng loạt giảm khiến VN-Index đóng cửa bốc hơi hơn 13 điểm.
TPO - Sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng, sắc xanh bao phủ các nhóm ngành lớn như bất động sản, chứng khoán giúp VN-Index tăng điểm ngay phiên đầu tuần. Giao dịch của nhóm dược phẩm, y tế tiếp tục gây chú ý, đặc biệt là cổ phiếu của doanh nghiệp vừa được cấp phép sản xuất thuốc điều trị COVID-19, tăng hơn 30% chỉ qua 2 phiên.
TPO - Chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần thanh khoản ảm đạm, cá nhân trong nước tháo chạy bán ròng hơn 2.300 tỷ đồng. Tài sản của tỷ phú Việt cũng biến động đáng kể tuần qua, trong khi có người mất tiền thì cũng có đại gia "bỏ túi" thêm 300 triệu USD, cổ phiếu doanh nghiệp tăng hơn 12% chỉ trong 1 tuần.
TPO - Tâm điểm thị trường tuần qua là sự việc ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không công bố, cổ phiếu “họ” FLC sau đó bị bán tháo, thanh khoản mất hút. Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng chịu hiệu ứng domino sau khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Khối ngoại tranh thủ gom mạnh cổ phiếu bất động sản.
TPO - VN-Index quay đầu giảm trong phiên chiều, đóng cửa mất hơn 8 điểm. Nhiều cổ phiếu trụ đồng loạt điều chỉnh, VIC lao dốc “nhấn chìm” nỗ lực kéo chỉ số của nhóm chứng khoán, ngân hàng.
TPO - Sau 2 phiên chứng khoán lao dốc, VN-Index “bốc hơi” 70 điểm, khiến nhiều nhà đầu tư "tá hỏa". Song cho đến chiều nay thị trường ghi nhận phục hồi, chỉ số chính tăng vọt hơn 30 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm mạnh tới 35% so với phiên trước, cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.
TPO - Tháng 11, số tài khoản chứng khoán mở mới của cá nhân trong nước nhiều hơn số lượng của cả năm 2019. Hiện, Việt Nam có hơn 4 triệu tài khoản chứng khoán, dòng tiền từ cá nhân trong nước tiếp tục là lực đẩy cho thị trường, giá trị giao dịch liên tục xô đổ kỷ lục.
TPO - Chỉ qua 2 phiên, VN-Index mất tới 70 điểm, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục dè dặt trong bối cảnh có nhiều e ngại về triển vọng thị trường trước sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Áp lực margin cũng đè nặng tâm lý nhiều nhà đầu tư, hiện các công ty chứng khoán đang liên tục cảnh báo nhà đầu tư về margin. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng hơn 300 tỷ đồng ở phiên thị trường điều chỉnh.
TPO - Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau vài phiên tăng mạnh ngược dòng thị trường, phiên hôm nay chịu áp lực chốt lời mạnh. Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng, thép, dầu khí lại đóng vai trò nâng đỡ thị trường, tuy nhiên chưa thể kéo VN-Index vượt thành công ngưỡng 1.300 điểm.
TPO - Đáng chú ý trong phiên hôm nay, nhóm vốn hoá lớn nhất thị trường - cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm. Trong khi đó, các mã chứng khoán tiếp tục giao dịch khởi sắc, một mã mới được HoSE tiếp nhận hồ sơ niêm yết. VHM (vinhomes) tiếp tục "đè" chỉ số, giá giảm còn 110.000 đồng/ cổ phiếu.
TPO - 6 tháng đầu năm 2021, những kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp bị chính thị trường xô đổ. VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng mạnh thứ 2 thế giới, thanh khoản trung bình phiên tăng hơn 300% so với cùng kỳ 2020.
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ 4 ngày, thị trường chứng khoán (TTCK) giao dịch trở lại ngày mai (4/5) trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh cộng đồng khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Diễn biến thị trường khó đoán định tuần cuối tháng 4 và dịch bệnh bùng phát trở lại, liệu có châm ngòi cho hiệu ứng “bán chứng khoán tháng 5”?
TPO - Trong phiên chiều ngày 16/4, VN-Index có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi đà giảm điểm ngày càng được rút ngắn. Tuy nhiên, lực bán vẫn khá lớn khiến VN-Index vẫn chưa thể chinh phục được mốc 980 điểm.
TP - Sở GDCK Hà Nội vừa tổng kết thị trường cổ phiếu tháng 2/2019 với điểm nhấn thanh khoản thị trường tăng mạnh, tuy nhiên khối lượng bán ròng của nhà đầu tư ngoại lên tới 744 tỷ đồng.
TPO - Chiều 2/7, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phát đi thông tin cho biết trong thời gian vừa qua, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động do chịu sự tác động từ thị trường chứng khoán thế giới và châu Á nhưng thị trường chứng khoán trong nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt.
TPO - Trong những đợt điều chỉnh thông thường trước đây, việc khối ngoại mua vào là yếu tố hỗ trợ thị trường hồi phục bền vững. Với lần hồi phục này, khối ngoại lại liên tiếp bán ròng và đây đang là rào cản không nhỏ cho sự đi lên của thị trường.
TPO - Tiền từ ngân hàng, tiền từ dòng vốn ngoại đầu tư ngắn hạn FII, tiền qua đấu giá cổ phần hóa. Tựu chung vẫn chảy ròng vào chứng khoán dù ở mỗi kênh cho sự thay đổi lên xuống khác nhau.
TPO - Đó là lời một đại gia am hiểu về lĩnh vực chứng khoán chia sẻ với phóng viên Tiền phong sáng nay 5/4 khi bình luận về sự tăng của thị trường và cú leo dốc ‘trèo đỉnh” 1200 điểm của VN- Index phiên hôm qua. Đà tăng mạnh của thị trường khiến nhiều nhà đầu tư hồi tưởng giai đoạn 2007, thời điểm mà "mua mã nào cũng thắng lớn".