Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), để xuất khẩu được chôm chôm sang New Zealand, vườn trồng chôm chôm phải được Cục Bảo vệ Thực vật cấp mã số, đáp ứng các biện pháp canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại; các cơ sở đóng gói phải được đăng ký, chôm chôm xuất đi phải được chiếu xạ, đảm bảo các yêu cầu về phía bạn về truy xuất nguồn gốc, nhập khẩu...
Ông Trung cho biết, khi chôm chôm vào được thị trường New Zealand, sẽ mở ra nhiều cơ hội để vào được các thị trường khó tính khác. Hiện chôm chôm Việt Nam đã có mặt tại Mỹ, EU, Canada, ASEAN… Các thị trường lớn khác như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ xuất khẩu.
Chôm chôm được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ với diện tích khoảng 26.000 ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha, sản lượng năm 2017 đạt trên 340.000 tấn.