Cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội 'Đất Sen hồng'

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nửa nhiệm kỳ qua, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội” đạt kết quả tốt, mang lại nhiều khởi sắc. Đặc biệt, việc khởi công dự án cao tốc An Hữu- Cao Lãnh giai đoạn 1 mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội của quê hương "Đất Sen hồng".

Cao tốc tạo đà phát triển

Cuối tháng 6/2023, UBND tỉnh Đồng Tháp khởi công dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 dài 16 km với mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng. Đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, là tuyến hành lang vận tải quan trọng từ khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp) về khu kinh tế Định An (tỉnh Trà Vinh) qua các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả khu vực.

Cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội 'Đất Sen hồng' ảnh 1

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác định giao thông vận tải là huyết mạch, là động lực đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đầu tư nhiều dự án, công trình trọng điểm; phát huy hiệu quả cao, đưa Đồng Tháp từ một địa phương “khuất nẻo” trở thành địa phương có lợi thế, kết nối 3 trung tâm lớn: TPHCM, thành phố Cần Thơ và thành phố Phnôm Pênh (Campuchia).

Để khai thác tốt cơ hội phát triển từ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, tỉnh Đồng Tháp đã hình thành các cụm liên kết ngành, chuỗi kết nối và đưa vào Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tiếp giáp theo tuyến; kết nối các khu, cụm công nghiệp và vùng sản xuất hiện nay để chế biến và tiêu thụ thông qua tuyến này đi TPHCM và ngược lại.

Nhiều kết quả nổi bật

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng yếu, tập trung chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Đổi mới trong cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành 6 Nghị quyết, 10 kết luận, làm cơ sở thực hiện xuyên suốt nhiệm kỳ.

Đến nửa nhiệm kỳ, trong 15 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, có 1 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới hoàn thành, vượt chỉ tiêu: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (chỉ tiêu 90, hiện đã được 115), số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chỉ tiêu 30, hiện thực hiện 34); 9 chỉ tiêu đảm bảo tiến độ thực hiện, đến nửa nhiệm kỳ đạt hơn 50% chỉ tiêu; 5 chỉ tiêu (tập trung ở nhóm chỉ tiêu tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, huy động vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ đô thị hóa) đang ở mức phải nỗ lực thực hiện.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, trong hơn 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng tốc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra đầu nhiệm kỳ, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu và các đột phá chiến lược với kết quả cao nhất. Cụ thể, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng theo hướng kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận. Thường xuyên củng cố, kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Quan tâm công tác phát triển đảng viên ở địa bàn dân cư và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, xoài, sen, cá tra, hoa kiểng) và Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

3 năm đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP của tỉnh Đồng Tháp ước đạt 5,12%. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng cơ bản theo định hướng của tỉnh; kinh tế hợp tác không ngừng củng cố và phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ, giải quyết việc làm; mô hình hội quán tiếp tục phát huy hiệu quả, đặc biệt là gắn kết trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội tham gia hỗ trợ hội quán để duy trì hoạt động và đưa nội dung mới trong hoạt động của các hội quán.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.