Cạnh tranh thu hút mạnh dòng vốn đầu tư

TP - Sáng 13/6, thảo luận tại tổ về Luật Đầu tư (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, bước sang giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh phức tạp của khu vực và thế giới, mục tiêu lập pháp không còn là giữ ổn định và điều tiết đầu tư nữa mà phải cạnh tranh thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư. 

Muốn vậy, phải tạo ra một hành lang pháp lý thuận tiện để tạo môi trường ổn định, tin cậy, an toàn và hiệu quả, tạo thông thoáng tối đa để hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư. Dự thảo sửa đổi lần này cần phải chứng tỏ quyết tâm đột phá hơn nữa trong cải cách quản lý nhà nước về đầu tư, cũng như các đột phá mới trong cải cách chính sách. 

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) cho rằng, quy định về lĩnh vực cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện, địa bàn ưu đãi đầu tư chưa cụ thể, mang tính nguyên tắc nên rất khó khăn cho nhà đầu tư. Để thực hiện nguyên tắc nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, Luật phải tạo sự minh bạch trong thực thi, quy định cụ thể, chi tiết địa bàn ưu đãi đầu tư, ngành, nghề đầu tư có điều kiện và ngành, nghề cấm đầu tư. 

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cũng nhận định, dự thảo luật còn quá chung chung không rõ địa bàn được ưu đãi đầu tư; ngành, nghề đầu tư có điều kiện và ngành, nghề bị cấm đầu tư. Những điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện luật. 

Một số đại biểu cho rằng cần cân nhắc kỹ về tỷ lệ sở hữu vốn để xác định khái niệm đầu tư nước ngoài. Theo dự thảo thì tổ chức, cá nhân nước ngoài nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp trên 51% vốn điều lệ được xác định là Nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, nhà đầu tư giữ tỷ lệ dưới 51% vẫn có thể chi phối tới hoạt động doanh nghiệp thông qua biện pháp thỏa hiệp “phía sau”. 

Nếu vậy, một số nhà đầu tư có thể lợi dụng cơ chế này để tham gia các lĩnh vực đầu tư bị hạn chế hoặc đầu tư có điều kiện. “Các tổ chức quốc tế như OECD, IMF đưa ra tỷ lệ sở hữu 10% trở lên đã được coi là Nhà đầu tư nước ngoài.

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tiêu chí tỷ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ trở lên, tránh trường hợp nhà đầu tư khai thác kẽ hở pháp luật góp vốn vào những lĩnh vực còn hạn chế gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.