Cần mô hình mới

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm
Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm
TP - Quá trình làm Đề án Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gần như song song với làm Đề án Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng văn hóa). Tuy nhiên, đến nay Làng văn hóa đã bộc lộ nhiều sai lầm, để đơn vị này hoạt động có hiệu quả cần sự đổi mới từ căn bản. 

Nếu tiếp tục theo mô hình này, cái sai này sẽ tiếp nối đưa đến cái sai khác.  Ý tưởng Làng Văn hóa có từ những năm 80 của thế kỷ trước, thời điểm đó đây là ý tưởng mới mẻ, mang tính đột phá. Nhưng đến nay đã hơn 30 năm, Làng Văn hóa xây dựng vẫn chưa xong, mới đang bước đầu đi vào hoạt động và không đạt được hiệu quả như mong đợi, mô hình đó đã tụt hậu so với sự phát triển hiện tại. 

Thực tế, các mô hình Làng văn hóa tại Trung Quốc theo kiểu đưa người dân tộc đến Làng văn hóa sống, ở đó 15, 20 năm, cứ đến giờ nhất định ra nhảy múa, ca hát, biểu diễn cho du khách… đã biến họ trở thành những người biểu diễn chuyên nghiệp hơn là những người dân sống trong bản làng của mình mình được mời đến. Trên thế giới, nhiều học giả cũng không ủng hộ mô hình như vậy. Trong khi đó, ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, chúng tôi chỉ đưa người dân tộc thiểu số, các nghệ nhân dân gian đến giao lưu trong vòng 1 tuần. Họ vẫn là những người dân, không chuyên nên được du khách đón nhận. Ngoài ra, khi đến Hà Nội, họ tiếp nhận tri thức mới, quan niệm mới về cuộc sống, văn hóa. Khi trở về họ lại mang về làng quê, nó sẽ lan tỏa, nạp thêm sức sống mới cho làng quê. Đây là mô hình lợi ích kép được trân trọng. 

Chúng ta cần xác định mục tiêu trọng tâm đối với Làng văn hóa là sử dụng văn hóa để làm du lịch chứ không phải bảo tồn như ở bảo tàng. Việc bảo tồn đã có các bảo tàng làm. Như khu du lịch Nam Hội An (tỉnh Quảng Nam) được một doanh nghiệp đầu tư để biến từ bãi cát hoang hóa trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Họ có một khu riêng, dành 5 ha đưa những ngôi nhà truyền thống của nhiều dân tộc như Việt, Chăm, Ê đê, Ba Na… vào như Làng văn hóa, như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bên cạnh đó có những khu kiến trúc phố Tây, khu phố Đông chuyên cho bán hàng, có khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh. Buổi tối có biểu diễn nhạc nước, kịch ánh sáng rất sinh động và thu hút. Một khu du lịch đa dạng loại hình trải nghiệm, có truyền thống, có hiện đại, thậm chí hiện đại nhất.

Để phát triển, Làng văn hóa phải vượt ra được khuôn khổ đề án ban đầu nay đã quá lạc hậu, đưa văn hóa các dân tộc từ nhân tố chính của đề án trở thành nhân tố phụ, mở rộng ra thành Làng văn hóa Đông Nam Á. Nơi đây sẽ vẫn có văn hóa 54 dân tộc anh em, còn có thêm phần giới thiệu công trình văn hóa, kiến trúc tiêu biểu của 10 nước ASEAN. Tất nhiên không phải chỉ là văn hóa cổ truyền, mà có cả những văn hóa hiện đại. Đó chính là điểm nhấn, điểm khác lạ kích thích khách tham quan. Nó sẽ là mới, khác biệt với mô hình các ngôi nhà ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc ở Thái Nguyên. Nếu mở rộng hơn có thể thêm cả khu vực Đông Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đây cũng là sợi dây gắn kết văn hóa, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Á; văn hóa với kinh tế du lịch. 

Ngoài ra, cũng có thể chấp nhận xã hội hóa để tái cơ cấu, đổi mới toàn diện Làng văn hóa, mời doanh nghiệp có tầm cỡ vào, để doanh nghiệp tự viết đề án, thuê tư vấn nước ngoài để đổi mới, có như vậy mới mong có một cuộc “thay máu” cho Làng văn hóa. 

















MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.