Cần lấy ý kiến dân

Đầu phương tiện giao thông sẽ phải chịu phí đường bộ?
Đầu phương tiện giao thông sẽ phải chịu phí đường bộ?
TP - Bộ GTVT trình Chính phủ phương án thu phí lập Quỹ Bảo trì Đường bộ (đã được quy định trong Luật Giao thông Đường bộ). Theo đó, bộ này nghiêng về phương án thu phí qua đầu phương tiện. Đại diện Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho rằng, việc thu từ người dân cần phải nghiên cứu kỹ càng, tốt nhất là lấy ý kiến dân.

 >>Thu phí xe máy 80.000 đồng một năm

Đầu phương tiện giao thông sẽ phải chịu phí đường bộ?
Đầu phương tiện giao thông sẽ phải chịu phí đường bộ? . Ảnh: Hồng Vĩnh

Xe máy hơn 100 nghìn đồng/tháng

Theo dự thảo được Bộ GTVT trình lên Chính phủ, có 2 phương án thu: Qua đầu phương tiện và nhiên liệu (xăng, dầu). Tuy nhiên, Bộ GTVT thể hiện quan điểm nghiêng về thu qua đầu phương tiện.

Theo dự thảo, mỗi ôtô sẽ phải chịu mức phí từ 180 nghìn đồng đến 1,44 triệu đồng/tháng, xe máy phải chịu phí từ 80 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng/tháng tùy phân khối (loại dung tích xi lanh 175cm3 dự kiến phí thu cao nhất).

Bộ GTVT cũng đưa ra giải pháp xử lý các trạm thu phí hiện nay sau khi có QBTĐB. Theo đó, cả nước có 59 trạm thu phí, Bộ GTVT đề nghị 30 trạm BOT tiếp tục thu để hoàn vốn đầu tư và bảo trì; sẽ xoá bỏ các trạm bán bản quyền thu phí sau năm 2015; 6 trạm thu để trả nợ vay đầu tư và 17 trạm thu phí nộp ngân sách (để cấp lại cho sửa chữa đường bộ) trước ngày 30-6-2012 sẽ chuyển giao 5-6 trạm sang thực hiện thu phí hoàn vốn dự án BOT và xóa bỏ các trạm còn lại.

Trước thông tin này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (đơn vị đại diện cho nhiều doanh nghiệp vận tải ô tô cả nước) Nguyễn Mạnh Hùng cũng bày tỏ nhiều quan ngại trước thông tin thu qua đầu phương tiện.

Ông Hùng nói: “Nếu chấp nhận thu qua đầu phương tiện thì cơ quan chức năng phải phân loại phương tiện, làm thế nào để việc thu phí đơn giản nhất nhưng phải triệt để và giảm chi phí quản lý. Nếu không tiền dân đóng góp bị tiêu tốn nhiều quá cho công tác quản lý quỹ”.

Ngoài ra, ông Hùng cũng băn khoăn trước sự hiện diện của nhiều trạm thu phí trên đường bộ. Nếu thu phí trên đầu ô tô, xe máy sẽ có nguy cơ phí chồng phí. “Các trạm thu phí của nhà nước và trạm nhà nước bán quyền thu phí có thể bỏ nhưng các trạm BOT của tư nhân bỏ tiền ra làm thì sao?

Nhà nước phải tính toán làm sao để các trạm thu phí BOT chỉ thu đủ chi phí đã bỏ ra để làm đường chứ không được thu thêm nữa, nếu không sẽ lại phí chồng phí. Tức là người dân đã nộp tiền cho Quỹ bảo trì đường bộ (QBTĐB) rồi, không lẽ lại nộp tiếp cho việc bảo trì đường bộ qua các trạm thu phí BOT. Nếu làm không tốt việc này sẽ vô tình gây ra sự lãng phí và bất ổn”.

Cần lấy ý kiến dân

Khi nói về những bất cập khi thu phí qua đầu phương tiện như xe đi ít, xe đi nhiều; thu xe khách, hoặc có nhiều xe gắn máy giấy tờ không mang tên chính chủ thì làm sao thu? ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng không hết băn khoăn.

Mỗi phương tiện lưu hành tới đây có thể phải nộp phí hàng triệu đồng/năm
Mỗi phương tiện lưu hành tới đây có thể phải nộp phí hàng triệu đồng/năm . Ảnh: Hồng Vĩnh

“Xe máy hiện nay không có kiểm định thì thu kiểu gì nếu nói thu phí phương tiện tại các trạm kiểm định. Thế còn ô tô, nếu thu sẽ không công bằng vì xe công cộng hoạt động nhiều, xe tư nhân hoạt động ít nhưng thu phí bằng nhau thì không ổn. Còn xe khách, chính người dân đi xe sẽ phải trả tiền này vì nhà xe sẽ đưa vào giá vé”, ông Hùng nói.

Bản thân ông Hùng cũng nhận thấy thu phí lập QBTĐB qua xăng dầu ưu việt hơn qua đầu phương tiện (như đảm bảo tính công bằng, giảm chi phí quản lý...). Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực đã thu qua xăng, dầu rồi nay lại thu phí lập QBTĐB sợ thêm gánh nặng nên có lẽ vì thế Bộ GTVT mới nghiêng về hình thức thu phí qua đầu phương tiện.

Ngày 14-2, trao đổi bên hành lang Hội nghị Tổng kết công tác năm 2010 của ngành GTVT, một vị lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc nghiêng về hình thức thu phí qua đầu phương tiện là do Bộ Tài chính phản đối cách thu qua xăng dầu.

Còn Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng nói: “Thu phí lập QBTĐB qua phương án nào cũng có mặt trái, mặt phải của nó. Chẳng có phương án nào hoàn thiện cả. Vấn đề là chọn hình thức phù hợp nhất để làm thôi”.

Từng làm Cục phó Đường bộ nhiều năm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam thể hiện quan điểm: “Tôi biết ngành đường bộ thiếu tiền nghiêm trọng nhưng đè dân ra để thu phí BTĐB thì cần phải nghiên cứu kỹ. Đừng chủ quan trong một vấn đề lớn thế này, mặc dù một số nước trong khu vực đã thu rồi nhưng ta không nên máy móc làm theo họ.

Đặc biệt với các xe vận tải hành khách và hàng hoá, nếu thu phí QBTĐB giá cước vận tải sẽ tăng lên. Tôi nghĩ, cần lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, trước khi quyết định áp dụng”.

Theo báo cáo bổ sung việc xây dựng nghị định quỹ bảo trì đường bộ trình Chính phủ, Bộ GTVT ước tính nếu thu tương đương 1.000 đồng/lít xăng, với 31.155.154 môtô, xe máy hiện nay sẽ đạt khoảng 3.243 tỷ đồng/năm. Giai đoạn đầu mới hình thành, dự kiến số thu cho quỹ đạt khoảng 1.600 tỷ đồng/năm (tương đương 50% số phải thu).

Nếu thu phí sử dụng đường bộ theo đầu môtô, xe máy, chủ phương tiện sẽ phải trả phí sử dụng đường bộ theo năm cùng với năm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Việc tổ chức thu phí đường bộ kết hợp khi bán bảo hiểm, đơn vị thu sẽ được hưởng tỷ lệ dự kiến khoảng 5% kinh phí thu được (khoảng 80 tỷ đồng/năm). Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí tổ chức thu sẽ được chuyển vào quỹ bảo trì đường bộ.

Khi có quy định về kiểm định khí thải với môtô, xe máy thì công tác thu phí sẽ thực hiện cả ở các trạm kiểm định khí thải. Theo phương án này, tổng thu trực tiếp theo đầu phương tiện của quỹ đạt khoảng 5.987 tỷ đồng/năm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.