Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

TPO - Dự kiến cuối năm nay, hai cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên sẽ được nhập từ Thái Lan về Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) nuôi dưỡng và dùng trong công tác truyền thông.
Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 1

Ông Đoàn Văn Nhanh - Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn và Hợp tác Quốc tế (Vườn Quốc gia Tràm Chim) cho biết, dự kiến cuối năm nay sẽ nhập 2 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Vườn Quốc gia Tràm Chim chăm sóc, nuôi dưỡng. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 2

Hiện tại, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã chuẩn bị chuồng dùng để nuôi nhốt các loài chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ tại Trại bảo tồn sinh vật.

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 3

Quang cảnh chuồng nuôi nhốt, chăm sóc sếu đầu đỏ dự kiến nhập từ Thái Lan vào cuối năm nay. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 4

Quang cảnh khu vực được Vườn Quốc gia Tràm Chim chuẩn bị để chăm sóc cá thể sếu đầu đỏ.

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 5

Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.313ha, chia thành 5 phân khu chức năng từ A1 đến A5. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 6

Sếu đầu đỏ ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Trường Sinh

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 7

Vườn nằm trong vùng trũng ngập sâu của Đồng Tháp Mười, có khoảng 130 loài thực vật với 6 kiểu quần xã đặc trưng gồm sen, lúa ma, cỏ năn, cỏ ống, mồm mốc và rừng tràm; hơn 230 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 8

Khu A1 đang được cải tạo để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho sếu là năng kim. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 9

Anh Tươi là cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim gắn bó hơn 30 năm ở nơi này. Anh dẫn phóng viên đến khu A1, nơi đang được cải tạo để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho sếu. Anh nhìn về phía trước mặt, chia sẻ, trước đây sếu về nhiều lắm nhưng vài năm nay không thấy bóng dáng nữa. Hy vọng thời gian tới sếu sẽ quay trở lại. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 10

Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 11

Vườn Quốc gia Tràm Chim có 130 loài cá, 174 loài thực vật phiêu sinh, 110 loài động vật phiêu sinh, 23 loài động vật đáy, lưỡng cư.... Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 12

Dự án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 –2032, với mục tiêu phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại môi trường tự nhiên. Ảnh: Hòa Hội

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 13

Trong vòng 10 năm (từ năm 2023 đến 2033), mục tiêu của dự án là nuôi thả 150 cá thể sếu với tối thiểu 100 cá thể sống sót. Đàn sếu thả ra sẽ có thể tự sinh sản và tự tồn tại ngoài tự nhiên.

Cận cảnh nơi bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ảnh 14

Dự án có 4 nội dung chính gồm nuôi, thả sếu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim; cải thiện môi trường sống của sếu; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ xung quanh vườn; quảng bá, giáo dục môi trường, phát triển sinh kế bền vững dựa vào sếu đầu đỏ và nông nghiệp hữu cơ, vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng. Ảnh: Hòa Hội

Tin liên quan