Cấm GV vận động mua sách tham khảo
> Khi văn hóa đọc được đưa lên quầy trợ giá
> Khâm phục nghị lực cậu học trò mồ côi học giỏi, thường nhịn đói đi học.
CBQL giáo dục các cấp, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc giới thiệu, quảng bá, vận động mua, phát hành sách tham khảo tới HS, học viên hoặc cha mẹ HS, học viên dưới bất kỳ hình thức nào.
Nội dung này được nhận mạnh tại dự thảo Quy định về sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX Bộ GD&ĐT vừa công bố
Theo dự thảo nói trên, sách tham khảo dùng trong các cơ sở giáo dục là những xuất bản phẩm được xuất bản và lưu hành hợp pháp, có nội dung liên quan đến chương trình giáo dục và sách giáo khoa dùng cho các cơ sở giáo dục; phục vụ đối tượng HS, học viên, giáo viên và CBQL giáo dục.
Trên cơ sở đề xuất của tổ chuyên môn, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thành lập Hội đồng lựa chọn danh mục sách tham khảo lưu hành trong đơn vị. Thành phần Hội đồng lựa chọn sách tham khảo gồm: Lãnh đạo phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn và đại diện một số tổ chức chính trị - xã hội trong đơn vị. Người phê duyệt danh mục sách tham khảo là thủ trưởng đơn vị, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn sách tham khảo.
Khi sử dụng sách tham khảo nếu có cách hiểu khác nhau về một nội dung nào đó giữa sách tham khảo và sách giáo khoa thì phải lấy chương trình giáo dục và sách giáo khoa làm căn cứ để giảng dạy và học tập.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nếu phát hiện sách tham khảo có nội dung sai sót, không lành mạnh hoặc có biểu hiện vi phạm pháp luật, phải chấm dứt sử dụng và kịp thời báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý.
Các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng được yêu cầu kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên và thông báo đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn về các trường hợp sách tham khảo có sai sót ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, không phù hợp với chương trình giáo dục và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo Lập Phương
Giáo Dục Thời Đại