Cải thiện điều kiện sản xuất, phấn đấu thoát nghèo của nhân dân xã đảo Nghi Sơn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ đã giúp người dân ở xã đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) xoá đói, giảm nghèo, phấn đấu phát triển kinh tế.

Thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã bãi ngang đặc biệt khó khăn, trong hai năm 2022 - 2023, xã Nghi Sơn được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương với tổng mức đầu tư hơn 9,8 tỷ đồng. Theo chương trình này, xã được làm mới đường bê tông và mương thoát nước với kinh phí thực hiện hơn 2,3 tỷ đồng, hơn 400 hộ nghèo và cận nghèo trong khu vực được hưởng lợi. Việc duy tu, bảo dưỡng kè chắn sóng thôn Nam Sơn đã giúp 131 hộ nghèo và 166 hộ cận nghèo trên địa bàn không lo biển xâm thực.

Cải thiện điều kiện sản xuất, phấn đấu thoát nghèo của nhân dân xã đảo Nghi Sơn ảnh 1
Một góc khu vực xã đảo Nghi Sơn

Cũng từ các chương trình, chính sách hỗ trợ, xã đảo Nghi sơn được đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng xây mới hoàn toàn các nhà văn hóa thôn Nam Sơn, Thanh Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn, tạo điều kiện cho người dân có nơi sinh hoạt cộng đồng khang trang, kiên cố… Các dự án, công trình được hỗ trợ đã cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, đi lại, học hành, khám, chữa bệnh của nhân dân xã đảo; qua đó góp phần hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, từ 236 hộ nghèo chiếm 8,89% (đầu năm 2022) giảm còn 131 hộ, chiếm 4,86% (cuối năm 2022).

Cải thiện điều kiện sản xuất, phấn đấu thoát nghèo của nhân dân xã đảo Nghi Sơn ảnh 2
Nhà văn hoá thôn Nam Sơn vừa được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hoá, cộng động của người dân.

Anh Nguyễn Hồng Quân (xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn) cho biết, với vị trí địa lý đặc biệt, đời sống của người dân xã đảo Nghi Sơn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, những năm gần đây phát triển kinh tế chủ yếu của người dân là nghề biển gặp khó. Từ nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ về cơ sở vật chất hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, từng bước cải thiện đời sống.

Đáng chú ý, ngoài phấn đấu xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững, các hộ dân nơi đây quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con em mình; coi việc nâng cao trình độ dân trí là một trong những giải pháp đồng hành với phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững...

Theo ông Hoàng Khắc Đạo, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Nghi Sơn, kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã góp phần tạo điều kiện cho người dân có điều kiện phát triển kinh tế. Hầu hết các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế…

Trong thời gian tới, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với chính quyền triển khai hiệu quả các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã; tích cực kêu gọi, vận động các nguồn lực từ người dân và các tổ chức, cá nhân; nâng cao tính chủ động, phát huy nguồn lực tại chỗ, tập trung cho các mục tiêu trọng điểm, giúp giảm nghèo bền vững.

Cải thiện điều kiện sản xuất, phấn đấu thoát nghèo của nhân dân xã đảo Nghi Sơn ảnh 3
Người dân xã đảo Nghi Sơn vận chuyển hải sản lên bờ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thụ, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đã giảm từ 7,1% đầu năm 2022 xuống còn 4,2% vào cuối năm; ước đến cuối năm 2023 giảm còn 3,52%. Đến nay, 100% huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng. Có thể nói, các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của xã đảo, xã bãi ngang ven biển tỉnh Thanh Hoá.

MỚI - NÓNG
Thời tiết Hà Nội sau đêm tâm bão đi qua
Thời tiết Hà Nội sau đêm tâm bão đi qua
TPO - Thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng của bão số 3 ( tên quốc tế YAGI) tác động trực tiếp khi nằm trên trục di chuyển của cơn bão sau khi đổ bộ đất liền. Trong 24 giờ qua Hà Nội có mưa dông và gió giật dữ dội, dự báo trong ngày 8 - 9/9 khu vực vẫn nằm trong ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão.