Sỏi mật
Triệu chứng: cảm thấy đau dữ dội liên tục dưới mạng sườn phải, sau đó đau dần về phía sau lưng hoặc bả vai, kéo dài vài phút tới vài giờ. Cuối cùng là các cơn đau ngắt quãng. Bạn cũng có thể bị nôn, sốt, da hoặc mắt vàng, run và ngứa da.
Chẩn đoán: Có thể bạn bị sỏi mật. Sỏi mật được hình thành trong túi mật do các hóa chất trong mật như cholesterol.
Xử trí: Nên đi khám bệnh để phẫu thuật lấy sỏi mật ra khỏi cơ thể.
Đau bụng do rụng trứng
Triệu chứng: Đau âm ỉ hoặc đau nhói bụng dưới kéo dài từ vài phút tới 48 giờ. Một số phụ nữ còn bị ra một ít máu.
Chẩn đoán: Đây có thể là đau do rụng trứng.
Xử trí: Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tắm nước nóng hoặc chườm nóng. Dùng các thuốc giảm đau không cần đơn như pharacetamol và ibuprofen sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Nếu bạn ra máu nhiều giữa kì kinh không rõ nguyên nhân hoặc đau bụng trên 3 ngày thì nên đi khám bệnh.
Táo bón
Triệu chứng: Bụng phình to, đau quặn bụng, buồn nôn, chán ăn, có thể kèm theo ít có nhu cầu đại tiện.
Chẩn đoán: Đó có thể là dấu hiệu của táo bón.
Xử trí: Cách tốt nhất để không bị táo bón là tăng hấp thu chất xơ từ rau củ, ngũ cốc, các loại đậu và trái cây. Uống nhiều nước nhưng hạn chế uống trà, cà phê và rượu vì chúng khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Thường xuyên tập thể dục có thể tăng nhu động ruột. Một số bệnh nhân có thể được lợi khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Nếu bạn thấy chảy máu, sút cân và đau không đáp ứng với các thuốc không cần đơn thì nên đi khám bệnh.
Viêm thận hoặc sỏi thận
Triệu chứng: Đau bụng vùng quanh thận hoặc sau lưng, đôi khi đau lan tới háng. Đau có thể kèm theo nôn, chán ăn, sốt, run rẩy, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đau và tiểu ra máu.
Chẩn đoán: Những triệu chứng này có thể là do viêm thận hoặc sỏi thận. Sỏi thận hình thành từcác chất thải trong máu và có thể làm chẹn một phần hệ tiết niệu.
Xử trí: Hãy đi khám bệnh để tư vấn và uống nhiều nước đẩy vi khuẩn hoặc sỏi ra ngoài cơ thể.
Không dung nạp lactose
Triệu chứng: Đầy hơi, đau bụng, phân lỏng sau khi uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa.
Chẩn đoán: Có thể bạn không dung nạp lactose.
Xử trí: Những người mắc bệnh này thường gặp rắc rối khi tiêu hóa lactose trong đường và sữa. Vì vậy, không nên ăn các sản phẩm từ sữa nếu các triệu chứng nặng hơn, dần dần sử dụng lại các sản phẩm từ sữa để theo dõi các triệu chứng. Nếu bạn không thể dung nạp lactose nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Viêm dạ dày hoặc loét dạ dày
Triệu chứng: Đau âm ỉ, cục bộ vùng bụng trên, đau hơn khi đói bụng, thậm chí có thể bị tỉnh giấc vào ban đêm, ăn vào đỡ đau hơn. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn.
Chẩn đoán: Viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
Xử trí: Cả hai bệnh này đều do lạm dụng thuốc kháng viêm như aspirin và ibuprofen hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H pylori). Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bệnh. Nếu không bị viêm nhiễm, bạn có thể dùng thuốc kháng axit theo đơn. Nếu viêm dạ dày, bạn sẽ được dùng kháng sinh cùng với thuốc chẹn axit. Nếu đau kèm theo nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu, bạn nên đến bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu loét chảy máu.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Triệu chứng: Đau bụng hoặc khó chịu, kèm theo thường xuyên tiêu chảy hoặc táo bón, nhu cầu đại tiện thường xuyên, đầy bụng và chướng hơi.
Chẩn đoán: Hội chứng ruột kích thích.
Xử trí: Một số loại thực phẩm khiến các triệu chứng nặng hơn như thực phẩm giàu chất béo và một số thực phẩm giàu chất xơ khiến ruột sinh hơi nhiều và chướng bụng. Một vài carbohydrat (tiền sinh chất) có thể giảm sinh hơi và chướng bụng ở bệnh nhân IBS.
Viêm dạ dày-ruột
Triệu chứng: Co thắt dạ dày và tiêu chảy tái đi tái lại, buồn nôn và nôn, kèm theo đau đầu và sốt.
Chẩn đoán: Viêm dạ dày-ruột.
Xử trí: Hai nguyên nhân chính phổ biến nhất của viêm dạ dày ở người lớn là do vi-rút và ngộ độc thực phẩm, phần lớn là do vi khuẩn Salmonella or the Campylobacter. Hãy dùng dung dịch bù nước đường uống hoặc thuốc chống nôn. Nếu triệu chứng ngày càng nặng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám bệnh.
Khó tiêu
Triệu chứng: Cảm thấy đau cứng và chướng bụng dưới, thường dễ chịu hơn sau khi ợ hơi.
Chẩn đoán: Khó tiêu.
Xử trí: Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống rượu. Nên ăn uống đầy đủ, ăn chậm nhai kỹ, có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không cần đơn.
Bệnh đường ruột
Triệu chứng: Đau bụng và chướng bụng.
Chẩn đoán: Không dung nạp gluten nhưng cũng có thể và chỉ báo của bệnh đường ruột.
Đây là bệnh tự miễn, không phải là di ứng hoặc không dung nạp thực phẩm.
Bệnh do phản ứng với gluten - một loại protein có trong lúa mì và lúa mạch.
Xử trí: Bạn nên đi khám bệnh nếu cho rằng bạn không dung nạp gluten hoặc bị bệnh đường ruột. Nhiều người bị thiếu máu có thể sống chung với bệnh đường ruột không được chẩn đoán.