Cá nhân thầu di tích cấp quốc gia

Rất đông người dân đến thắp hương tại di tích cấp quốc gia Đền Củi
Rất đông người dân đến thắp hương tại di tích cấp quốc gia Đền Củi
TP - Từ năm 1993 đến nay, di tích cấp quốc gia Đền Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được giao cho một người dân quản lý (dưới hình thức ký hợp đồng từng năm một), trái với hướng dẫn của Bộ VHTT&DL về quản lý di tích.
Rất đông người dân đến thắp hương tại di tích cấp quốc gia Đền Củi
Rất đông người dân đến thắp hương tại di tích cấp quốc gia Đền Củi .

Di tích Đền Củi được xây dựng từ cuối triều Lê sơ, nằm ở phía tây núi Ngũ Mã, hướng ra sông Lam. Kiến trúc gồm ba tòa: hạ điện, chính điện và thượng điện, với các cung thờ: Tam tòa Thánh Mẫu (mẫu tam phủ), Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười, cung Trần Triều (thờ Đức Thánh Trần).

Đền Củi được dân gian xưa truyền tụng là linh thiêng, nên đầu năm du khách thập phương đến rất đông vãn cảnh, thắp hương cầu an. Đặc biệt ngày giỗ Thánh Mẫu mùng 3 tháng 3 âm lịch và Hội Đền Hùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Năm 1993, Đền Củi được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Để thực hiện đúng hướng dẫn về việc quản lý di tích cấp quốc gia của Bộ Văn hóa, UBND xã Xuân Hồng thành lập Ban quản lý (BQL) khu di tích Đền Củi do lãnh đạo UBND xã đứng đầu.

Tuy nhiên, BQL này lại giao cho một cá nhân trong xã quản lý theo hình thức đấu thầu từng năm một. Do đó hòm công đức bị lạm dụng để khắp nơi, kể cả nơi hóa vàng để tận thu tiền.

Tại bản hợp đồng kinh tế số 02HD-UB ngày 1-1-2011 của UBND xã Xuân Hồng với ông Nguyễn Sỹ Quý, trú tại thôn 2, xã Xuân Hồng về việc quản lý và thu lệ phí tại khu di tích Đền Củi được thể hiện rất rõ: Ông Quý được thu các khoản lệ phí như công đức do người dân đóng góp, phí nhà khách, hát cung văn, chụp ảnh, viết sớ, tổ chức đưa đón khách vào viếng, lễ, thắp hương...

Ngoài các khoản thu phí, ông Nguyễn Sỹ Quý có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh, văn hóa Đền Củi. Năm 2011, ông Nguyễn Sỹ Quý phải đóng 420 triệu đồng vào ngân sách của UBND xã Xuân Hồng theo 4 đợt.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Duy Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân thừa nhận, từ năm 1993 đến nay, di tích cấp quốc gia Đền Củi được giao cho cá nhân quản lý. “Đây là sự quản lý yếu kém của địa phương. Yếu kém này do chủ quan và cơ chế quản lý chưa đồng bộ của địa phương”.

Cũng theo ông Việt, năm 1996, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã duyệt quy hoạch và quyết định thành lập BQL di tích Đền Củi. Tuy nhiên, do tỉnh không chỉ đạo quyết liệt, hơn nữa UBND huyện lại giao cho xã quản lý mới dẫn đến sự việc trên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Thiện cho biết, cách đây hơn một năm, UBND tỉnh chỉ đạo thành lập Ban quản lý riêng trực thuộc UBND huyện. Tuy nhiên, phía UBND huyện Nghi Xuân, Sở VHTT&DL cho biết, đang lập dự án quy hoạch tổng thể chung nhưng đến nay chưa thấy báo cáo.

Về số tiền đấu thầu hằng năm giữa UBND xã với ông Nguyễn Sỹ Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: Năm 2010 số tiền công đức tại đền Bà Hải (huyện Kỳ Anh) lên đến 2,8 tỷ đồng, ở Đền Củi chỉ có 300 triệu đồng thì không phản ánh sát thực tế”.

Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, ông Trần Duy Đệ cho hay, việc đấu thầu hằng năm được thông báo rộng rãi. Tuy nhiên, 12 năm nay chỉ có gia đình ông Nguyễn Sỹ Quý đứng ra nhận thầu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.