TPO - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 270/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
TPO - Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, việc xử lý vướng mắc ở 8 trạm BOT theo cách yêu cầu chủ đầu tư cắt giảm lợi nhuận, còn ngân hàng giảm lãi là chưa phù hợp. Ông Huân cho rằng 'chim sẻ mà hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng'.
TPO - Dù đã dừng thu phí và bàn giao tuyến Quốc lộ 51 về Bộ Giao thông vận tải, nhưng nhà đầu tư BOT vẫn chưa đồng thuận việc dừng hợp đồng trước thời hạn dẫn đến công tác bảo trì tuyến đường không kịp thời, phát sinh hư hỏng, ổ gà, nguy cơ mất an toàn giao thông.
TPO - Trạm thu phí BOT Đông Hà được đặt trên quốc lộ 1A chia cắt trung tâm hành chính và trung tâm kinh tế - xã hội, lịch sử của tỉnh Quảng Trị. Nhiều người dân đi làm hằng ngày đều phải trả phí khi qua trạm BOT này dù chỉ sử dụng 1 đoạn đường ngắn, địa phương muốn làm đường đấu nối với quốc lộ 1 cũng không được do nhà đầu tư không đồng ý.
TPO - Hiện 2 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam là Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo vẫn chậm tiến độ, nếu so với tiến độ đặt ra ở thời điểm ký hợp đồng; trong đó một dự án chậm tới 27%, dự án còn lại chậm hơn 7%.
TPO - Sau 1 năm triển khai thu phí tự động tại tất cả các dự án BOT giao thông đường bộ, được biết khi tất cả các tuyến cao tốc chỉ phục vụ xe trả phí tự động, tới nay khoảng 90% tổng số xe qua trạm thu phí đường bộ đều trả phí tự động.
TPO - Bộ Giao thông vận tải vừa giải trình về lý do dẫn tới chậm trễ giải quyết những vướng mắc, bất cập của 8 trạm thu phí, dự án BOT trong bối cảnh tới nay chưa phương án nào được thông qua và dự kiến phải sử dụng trên 10.000 tỷ đồng tiền ngân sách để trả cho nhà đầu tư. Trước đó, Quốc hội đã giao Chính phủ trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm các vướng mắc của những dự án trên.
TPO - Đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát thực hiện Dự án BOT cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam cho biết, vụ sập dầm cầu đang thi công trên tuyến cao tốc này không phải do chất lượng kém, mà từ lỗi khi công nhân gác dầm. Hiện dự án vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu, trong khi năm 2024 phải hoàn thành.
TPO - Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, bộ đang nghiên cứu đề án về tài khoản giao thông và thu phí điện tử không dừng. Đề án sẽ xác định mục tiêu mỗi ô tô có một tài khoản giao thông bắt buộc, không chỉ trả phí đường bộ mà còn thanh toán nhiều dịch vụ khác, tiến tới bỏ barie tại các trạm thu phí.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền để có thể sử dụng vốn ngân sách nhà nước xử lý 8 dự án BOT giao thông có bất cập, vướng mắc. Ước tính số tiền để xử lý các dự án tồn tại này khoảng 10.300 tỷ đồng.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút các Quỹ tài chính quốc tế, nguồn vốn quốc tế tham gia thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam.
TPO - Bộ Giao thông vận tải đề nghị nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để thống nhất về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập cho dự án.
TPO - Thay vì dừng thu phí từ ngày 17/12 như thông báo trước đó của Cục Đường bộ (Bộ GTVT), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục thu phí trong thời gian chờ cơ quan quản lý và nhà đầu tư tiếp tục đàm phán về chi phí đầu tư, doanh thu và lợi nhuận.
TPO - Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện vướng mắc, bất cập của các dự án giao thông đầu tư theo phương thức BOT.
TPO - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Ban quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, kiên quyết cắt hợp đồng của 3 nhà thầu yếu thực hiện dự án.
TPO - Với lý do ảnh hưởng dịch COVID-19 tới việc đàm phán huy động vốn tín dụng cho đoạn cao tốc Nha Trang – Cam Lâm thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam, nhà đầu tư trúng thầu BOT dự án này đã được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chấp thuận cho gia hạn thời gian huy động vốn.
TPO - Tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, cơ quan này chưa nhận được báo cáo hay kiến nghị nào của nhà đầu tư, ngân hàng liên quan tới tạm dừng cấp tín dụng cho dự án BOT cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt, thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
TPO - Sáng 30/7, Bộ GTVT đã ký hợp đồng BOT với liên danh nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đây cũng là đoạn cao tốc cuối cùng trong 11 đoạn trên tuyến Bắc – Nam phía Đông được ký hợp đồng đầu tư, chuẩn bị cho thi công.
TPO - Dự kiến, trong cuối tháng này hoặc đầu tháng 6 tới, đoạn cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt nối Nghệ An và Hà Tĩnh trên tuyến cao tốc Bắc – Nam sẽ được khởi công xây dựng. Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
TPO - Bộ GTVT đã trình Thủ tướng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ triển khai việc chuyển đổi phương thức đầu tư hai dự án cao tốc Bắc – Nam mới được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cho chuyển từ đầu tư BOT sang đầu tư công. Dự kiến khởi công vào tháng 5 tới.
TPO - Ngoài 11 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ GTVT đã giao các đơn vị liên quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thêm 3 đoạn đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025 chuẩn bị báo cáo Quốc hội, để hoàn thiện tuyến cao tốc này nối thông Bắc – Nam.
TPO - Sau khi tổ chức khánh thành và thông xe rầm rộ, với các kỳ vọng về phát triển kinh tế, giảm ùn tắc giao thông… nhưng nhà đầu tư hầm Hải Vân 2 chỉ mở cửa khai thác trong 20 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, sau đó sẽ đóng cửa hầm. Theo nhà đầu tư, họ đã thực hiện đúng cam kết, nhưng nhà nước chưa thực hiện đủ nghĩa vụ về tài chính của mình, gây khó khăn về tài chính cho nhà đầu tư.
TPO - Sau khi chấm thầu, có 1 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT không có nhà thầu vượt qua phần đánh giá năng lực kỹ thuật. Như vậy, tới nay đã có 2 trong 5 đoạn BOT cao tốc Bắc – Nam không có nhà đầu tư.
TPO - Dù gia hạn thêm 10 ngày để nhận hồ sơ của nhà đầu tư, nhưng vẫn còn 1 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông không nhận được hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nào, nên Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) quyết định hủy đấu thầu và báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
TPO - Trong 5 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (hợp đồng BOT), hết thời hạn mời thầu vẫn có 2 dự án không có nhà đầu tư nộp hồ sơ, nên Bộ GTVT phải gia hạn thêm.
TPO - Sáng nay (30/9), Bộ GTVT phối hợp với các tỉnh Thanh Hóa, Bình Thuận, Đồng Nai, đã đồng loạt tổ chức khởi công 3 dự án cao tốc chuyển sang đầu tư công, thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
TPO - Sáng 26/9, Bộ GTVT cho biết, theo kế hoạch được Chính phủ chấp thuận, ngày 30/9 tới, sẽ đồng loạt khởi công 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam chuyển từ đầu tư BOT sang đầu tư công.
TPO - Do có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, để đảm bảo chọn được nhà thầu tốt, nên 3 gói thầu xây lắp của 3 đoạn cao tốc Bắc – Nam chuyển sang đầu tư công phải kéo dài thời gian nhận hồ sơ thêm 10 ngày. Trong khi đó, 10 gói thầu xây lắp khác đã có từ 3 hồ sơ dự thầu trở lên, đủ điều kiện mở hồ sơ chấm thầu. Mục tiêu của Bộ GTVT là khởi công các dự án vào cuối tháng 9 này.