Bốn lý do biện minh cho việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu (gọi tắt là Hiệp định Paris) đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ trong và ngoài nước. Giới phân tích chỉ ra 4 lý do biện minh cho quyết định "gây sốc" này của ông Trump.

Theo giới phân tích, Hiệp định Paris buộc Mỹ phải giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Điều này ảnh hưởng đối với người đóng thuế Mỹ, các công ty năng lượng Mỹ và những người Mỹ sống phụ thuộc vào năng lượng.

Dưới đây là 4 lý do khiến Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris.

Tốn kém và không có hiệu quả

 Hiệp định Paris rất tốn kém và sẽ không thể giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Nếu thực hiện, các quy định về năng lượng đã được thỏa thuận tại Paris dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ làm Mỹ mất hàng trăm nghìn việc làm, gây hại cho ngành sản xuất của Mỹ và ngốn 2.500 tỷ USD từ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2035.

Washington cho rằng, một nước lớn như Trung Quốc với những "báo cáo mức phát thải carbon dioxide thấp hơn thực tế" nhưng "không chịu những ràng buộc nếu không đáp ứng được các cam kết", thì sự thay đổi nhiệt độ của Trái Đất sẽ gần như không thể phát hiện được.

Lãng phí tiền thuế

 Trong các cuộc đàm phán dẫn tới Hiệp định Paris, các đại biểu tham dự đã thỏa thuận thành lập Quỹ Khí hậu Xanh với mức đóng góp 100 tỉ USD/ năm vào năm 2020. Mục tiêu của quỹ này là trợ cấp năng lượng xanh và chi trả cho các chương trình giảm nhẹ  thiên tai ở các quốc gia nghèo hơn. Chính quyền Obama đã kết thúc việc chuyển 1 tỷ đô la Mỹ vào quỹ này mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

Với thỏa thuận này, một số quốc gia sẽ nhận được sự tài trợ cho các chương trình khí hậu. Tuy nhiên,  trong số các nước nhận tài trợ này có một số nước được cho là tham nhũng nhất thế giới.

Điều này có nghĩa là khoản tiền trợ cấp đó sẽ vào tay quan tham chứ không tới tay người thực sự cần được trợ cấp. Trong khi đó, không có một khoản minh bạch nào được đàm phán trong Hiệp định Paris sẽ làm thay đổi điều này.

Không ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế

 Trong khi truyền thông chỉ trích Mỹ ích kỷ khi rút ra khỏi Hiệp định Paris. Trong khi các nước nghèo như Triều Tiên cũng tham gia ký kết, chỉ có Mỹ, Syria và Nicaragua không tham gia hiệp định này.

Một số người lập luận rằng thật là xấu hổ khi Mỹ nhường vai trò lãnh đạo về sự nóng lên toàn cầu cho Trung Quốc, một nước  có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris đã ngay lập tức gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo nước ngoài, cũng giống như trường hợp Mỹ đã từng rút khỏi Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, việc làm này sẽ không ảnh hưởng tới các quan hệ khác như kinh tế, ngoại giao. Các nước vẫn có nhiều lý do khác nhau để làm việc với Mỹ về các vấn đề cùng quan tâm khác.

Tốt cho sự cạnh tranh năng lượng của Mỹ

 Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người chưa có điện. Thị trường năng lượng thế giới ước tính trị giá 6 nghìn tỷ USD và dự kiến sẽ tăng thêm 1/3 vào năm 2040. Đây là một động lực thị trường lớn cho các doanh nghiệp tư nhân theo đuổi công nghệ năng lượng tiếp theo mà không cần sự trợ giúp của người đóng thuế.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris không ngăn cản người Mỹ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ năng lượng mới. Với các nguồn năng lượng tái tạo, cách tốt nhất để các công ty năng lượng Mỹ cạnh tranh là phải sáng tạo trên thị trường, chứ không phải xây dựng mô hình kinh doanh theo các thỏa thuận quốc tế.

Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.