Bộ xương 126.000 năm tuổi khiến giới khoa học 'mất ăn mất ngủ'

Các nhà khoa học đang vui mừng với việc phát hiện ra một bộ xương gần như hoàn toàn được bảo tồn trong lớp băng vĩnh cửu. Ảnh: Viện khoa học Cộng hòa Sakha
Các nhà khoa học đang vui mừng với việc phát hiện ra một bộ xương gần như hoàn toàn được bảo tồn trong lớp băng vĩnh cửu. Ảnh: Viện khoa học Cộng hòa Sakha
Người dân ở gần con sông Suola, cộng hòa Sakha, miền bắc nước Nga vừa phát hiện bộ xương của một con voi ma mút. Các nhà khoa học thuộc viện Cổ sinh học tại Moscow cho biết đây là bộ xương của một con voi ma mút thảo nguyên, bộ xương còn nguyên vẹn tới từng xương nhỏ bàn chân và có niên đại 126.000 năm tuổi.

Đây là bộ xương đầu tiên của voi ma mút thảo nguyên được tìm thấy ở miền Bắc nước Nga, nó được tìm thấy trong điều kiện tốt nhất so với 5 bộ xương khác đã được phát hiện.

"Bộ xương được tìm thấy gần như còn nguyên vẹn, Ngay cả những xương nhỏ của bàn chân cũng được tìm thấy, tuy nhiên nó bị mất bàn chân sau bên phải, có thể là bị thương trong quá trình sinh sống" Nhà khoa học Yevgeny Mashchenko tại Viện cổ sinh học tại Moscow chia sẻ.

Việc phát hiện bộ xương voi ma mút 126.000 đã thay đổi những nhận định trong giới khoa học  về sự tồn tại của loài vật bí ẩn đã bị tuyệt chủng từ kỉ băng hà. 

Các nhà khoa học cũng dự định sẽ mở những cuộc nghiên cứu quy mô lớn hơn trong khu vực vào năm tới để chứng minh các quan điểm và giả thuyết rằng voi ma mút sống từ 600,000-370,000 năm trước. 

Đầu năm nay, các nhà khoa học tìm thấy hài cốt của một thảo nguyên khổng lồ ở khu vực Perm. Nhưng họ đã khai quật được 50 chiếc xương do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. 

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục đào vào mùa hè tới. So với voi ma mút lông mịn, voi ma mút thảo nguyên ít phổ biến hơn. Những con voi này trung bình cao 4 mét và nặng tới 10 tấn.

Những hình ảnh về bộ xương còn nguyên vẹn của voi ma mút thảo nguyên có niên đại 126.000 năm vừa được phát hiện ở miền bắc nước Nga (Ảnh: Viện khoa học Cộng hòa Sakha):

Bộ xương 126.000 năm tuổi khiến giới khoa học 'mất ăn mất ngủ' ảnh 1
Bộ xương 126.000 năm tuổi khiến giới khoa học 'mất ăn mất ngủ' ảnh 2
Bộ xương 126.000 năm tuổi khiến giới khoa học 'mất ăn mất ngủ' ảnh 3
Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.