Bộ Tư pháp yêu cầu dồn lực xử lý, thu hồi tài sản trong các vụ liên quan ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ký ban hành Kế hoạch năm 2022 của Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Theo đó, tổ công tác sẽ rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) áp dụng các quy định của Luật THADS về cơ chế ủy thác xử lý tài sản trong các vụ án liên quan đến tín dụng ngân hàng. Tập trung giải quyết, xử lý có hiệu quả các vụ việc thi hành án, nhất là các vụ có điều kiện thi hành, giá trị trên 20 tỷ và 3 năm chưa thi hành xong.

Về công tác kiểm tra, phúc tra, Tổ công tác sẽ tổng hợp danh sách các vụ việc, tập trung vào các tổ chức tín dụng ngân hàng có số tiền chưa thi hành án lớn.

Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Viện KSND Tối cao, tiến hành kiểm tra trực tiếp kết hợp trực tuyến để chỉ đạo, giải quyết các vụ gặp khó khăn vướng mắc tại địa phương.

Ngoài ra, Tổ công tác cũng kiểm tra các vụ việc bán đấu giá tài sản thành nhưng chưa giao cho người mua trúng đấu giá.

Tổng Cục THADS yêu cầu Tổ công tác báo cáo việc rà soát, tổng hợp vụ việc tín dụng ngân hàng có tài sản ở nhiều nơi thuộc trường hợp ủy thác xử lý theo quy định của Luật THADS về Tổng cục trước 30/3/2022.

Bộ Tư pháp yêu cầu dồn lực xử lý, thu hồi tài sản trong các vụ liên quan ngân hàng ảnh 1

Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như.

Theo Tổng cục THADS, trong năm 2021, một số cơ quan lựa chọn tên các tổ chức tín dụng vẫn có tình trạng bị sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến số liệu việc và tiền phải thi hành cho các tổ chức tín dụng chưa chính xác, phân loại việc chưa đảm bảo, số liệu việc tiền còn phải điều chỉnh nhiều lần. Do đó, Tổng cục THADS đề nghị nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê báo cáo trong năm 2022.

"Nhận được công văn này, yêu cầu Cục trưởng cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện", Tổng cục THADS nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ Tư pháp cho biết, trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nhưng các cơ quan thi hành án đã thu được trên 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thi hành xong lên trên 9.000 tỷ đồng.

Kết quả thu hồi tài sản đối với các vụ việc tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo cũng đạt được kết quả tích cực.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng cho hay, một số bản án tòa án tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít. Điển hình là vụ Huỳnh Thị Huyền Như có số tiền phải thi hành hơn 11.000 tỷ đồng nhưng số tài sản kê biên ước tính chỉ hơn 500 tỷ đồng; vụ Phạm Thị Bích Lương (cựu Giám đốc một ngân hàng Nam Hà Nội) số tiền phải thi hành hơn 2.500 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên, xử lý chưa được 10 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.