Bộ trưởng Giáo dục lưu ý đặc biệt về bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 11/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác đến kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hậu Giang và làm việc với lãnh đạo tỉnh.

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đến kiểm tra công tác in sao đề thi, kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại điểm thi Trường THPT Vị Thanh (TP. Vị Thanh), điểm thi Trường THPT Tầm Vu (huyện Châu Thành A).

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự chủ động của các trường, địa phương trong công tác chuẩn bị, lên phương án hỗ trợ thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới. Ông Sơn lưu ý, các trường tiếp tục rà soát, bám sát quy chế thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhưng không gây căng thẳng cho thí sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia kỳ thi với tinh thần thoải mái nhất.

Bộ trưởng Giáo dục lưu ý đặc biệt về bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiểm tra các điểm thi tốt nghiệp THPT tại Hậu Giang. Ảnh: CK.

Đặc biệt, trong công tác in sao đề thi, ông Sơn yêu cầu, phải chú trọng tính bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối, an ninh trong tất cả các khâu. Luôn luôn có các phương án dự phòng để hỗ trợ các tình huống phát sinh; chủ động đề phòng gian lận trong thi cử bằng thiết bị công nghệ cao.

Các trường chú trọng nhắc nhở thí sinh tuyệt đối không sử dụng điện thoại, không mang điện thoại vào phòng thi; không thực hiện các hành vi gian lận trong quá trình thi, để kỳ thi được tổ chức tốt nhất…

“Dù Hậu Giang đã chuẩn bị chu đáo, cơ sở vật chất đảm bảo, số thí sinh dự thi của tỉnh không cao, nhưng không vì thế mà thiếu tập trung chỉ đạo. Tỉnh Hậu Giang phải có phương án dự phòng cho tất cả các khâu của kỳ thi", ông Sơn nói.

Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay toàn tỉnh có gần 7.300 thí sinh đăng ký dự thi. Tỉnh đã bố trí 20 điểm thi, với tổng số 320 phòng thi, lập Ban chỉ đạo và phê duyệt các văn bản liên quan để phục vụ tổ chức thi. Hiện, Hậu Giang tập trung tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy chế thi và nghiệp vụ tổ chức thi cho các bộ phận liên quan.

Đề cập tới hiện trạng ngành GD&ĐT tỉnh Hậu Giang, ông Thanh cho hay, toàn tỉnh hiện có 314 cơ sở GD&ĐT, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 83%, đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...

Dù vậy, ngành GD&ĐT tỉnh Hậu Giang vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như thiếu giáo viên, đặc biệt với giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên dạy Anh văn, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, do thiếu nguồn tuyển. Một số trường thiếu phòng học, phòng chức năng theo chương trình giáo dục phổ thông mới...

Bộ trưởng Giáo dục lưu ý đặc biệt về bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT ảnh 2

Bộ trưởng GD&ĐT - Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CK.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, Hậu Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung không còn “vùng trũng” về giáo dục nữa. Thời gian tới, ông Sơn mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, ưu tiên đầu tư cho giáo dục; tuyển bổ sung giáo viên, đầu tư hoàn thiện trường lớp...

Về bổ sung nguồn nhân lực giáo dục, trong đó có đội ngũ giáo viên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT gợi ý tỉnh Hậu Giang vị trí gần Cần Thơ - trung tâm giáo dục đại học của vùng. Trong đó Trường Đại học Cần Thơ sẽ thành đại học vùng, tỉnh có thể chủ động đặt hàng đào tạo nhân lực cho mình.

Bên cạnh đó, Hậu Giang nên định hướng phát triển thêm các trường ngoài công lập để tăng cơ hội lựa chọn cho người học.

Ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - cho biết, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá của tỉnh. Với nhiều nỗ lực, từ chỗ là “trũng của trũng”, sau 20 năm, Hậu Giang đã có sự bứt phá vươn lên. Tỉnh cũng xác định GD&ĐT là ưu tiên hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; ban hành các chính sách thu hút nhân tài, hỗ trợ giáo viên, công chức tự đi học, bồi dưỡng để đạt chuẩn…

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thư tới Hội thảo về chuẩn mực đạo đức cách mạng của lực lượng CAND

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thư tới Hội thảo về chuẩn mực đạo đức cách mạng của lực lượng CAND

TPO - Chiều 9/4, tại Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: "Thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong giai đoạn mới".
Phó Thủ tướng: Đề cao 'văn hoá thực thi' các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác quốc tế

Phó Thủ tướng: Đề cao 'văn hoá thực thi' các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác quốc tế

TPO - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
Bộ trưởng Công an: Thấm nhuần phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với Nhân dân

Bộ trưởng Công an: Thấm nhuần phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với Nhân dân

TPO - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, khi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) rèn luyện và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức cách mạng, thì tại đó, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, lực lượng Công an được nhân dân tin yêu, cấp uỷ và chính quyền tin tưởng, tín nhiệm.
Sáp nhập đơn vị hành chính: 'Tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương'

Sáp nhập đơn vị hành chính: 'Tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương'

TPO - Tại toạ đàm về mô hình chính quyền địa phương hai cấp, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công, lưu ý, một trong những yếu tố quan trọng trong phân quyền thực chất là tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương, thay vào đó cần tiến tới phân loại địa phương theo chức năng và điều kiện thực tế.