Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ

TPO - Những bộ váy áo cổ là trang phục của vợ quan Tri phủ được bà Sầm Thị Bích (trú huyện Quỳ Châu, Nghệ An) sưu tầm và lưu giữ trong "Bảo tàng Pỉ Noọng" giúp du khách có thêm hiểu biết về nét văn hóa xa xưa.
Chiêm ngưỡng bộ trang phục của vợ quan Tri phủ người Thái ở Nghệ An được lưu truyền hơn 120 năm.
Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 1
Trong bảo tàng Pỉ Noọng của bà Sầm Thị Bích (trú bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) đang trưng bày rất nhiều bộ váy áo cổ của các dân tộc thiểu số. Đây đều là những bộ váy áo cổ có niên đại hàng chục đến cả trăm năm được bà Bích bỏ tiền ra sưu tầm từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. "Từ Pỉ Noọng trong tiếng Thái có nghĩa là anh em. Vì thế tôi đặt tên cho bảo tàng và tôi sưu tầm đồ của nhiều dân tộc anh em khác nhau về trưng bày. Trong đó đa số là váy áo, trang phục của các dân tộc thiểu số”, bà Bích chia sẻ.
Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 2

Trong số này có một bộ trang phục đặc biệt là váy áo truyền thống của người Thái đã được lưu truyền hơn 120 năm qua.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 3
“Đây là bộ váy áo của bà Lo Thị Viên - vợ quan Tri phủ Quỳ Châu - ngày xưa. Bộ trang phục này được bà mặc trong các dịp lễ hội. Đến nay bộ trang phục này đã có niên đại hơn 120 năm”, bà Sầm Thị Bích giới thiệu về bộ đồ cổ quý mà bà đã dày công sưu tầm đưa về trưng bày trong "bảo tàng" của mình.
Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 4

Dù đã hơn 120 năm, bộ trang phục vẫn còn nguyên vẹn từng đường kim mũi chỉ, khuy áo. Các họa tiết dù được những người thợ thêu dệt từ ngày xưa những vẫn tinh xảo.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 5Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 6

Ngoài bộ đồ cổ này, trong "bảo tàng" của bà Bích còn có nhiều bộ trang phục của các dân tộc khác với niên đại từ 80-100 năm.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 7

Những bộ trang phục này được bà Bích xem như cổ vật quý trong "bảo tàng" của mình.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 8

"Đây là bộ trang phục của nhiều dân tộc khác nhau. Tôi phải đi nhiều nơi, tìm kiếm nhiều mới mua về được", bà Bích nói.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 9Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 10

Trang phục của mỗi dân tộc đều có những họa tiết và cách trang trí khác nhau. Có những bộ trang phục được thêu hình hoa, con vật. Cũng có những bộ được trang trí thêm những bông hoa, hình tượng bằng bạc trắng.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 11

Chiếc chăn người Tày có niên đại hơn 120 năm được bà Bích sưu tầm về trưng bày trong bảo tàng từ nhiều năm trước.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 12

"Có những món đồ trưng bày trong này tôi phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mới mua được chứ không đơn giản. Tiền chưa nói đến nhưng khi mình mua được món đồ cổ, quý, có ý nghĩa về lịch sử cũng là cái duyên và mình cảm thấy thích thú. Qua đó tôi cũng muốn cho du khách được xem và hiểu hơn về các nét văn hóa của người dân tộc”, bà Bích nói và cho hay để sở hữu bộ sưu tập này, ước tính bà đã chi ra gần 400 triệu đồng để mua đồ suốt hàng chục năm qua.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 13

Bà Bích hiện cũng là Chủ nhiệm Hợp tác xã Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An).

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 14

Bên trong nhà, bà Bích trưng bày sẵn nhiều loại vải thổ cẩm khác nhau để giới thiệu đến du khách.

Bộ sưu tập váy áo cổ của vợ quan Tri phủ ảnh 15

Vải thổ cẩm của phụ nữ Thái ở bản Hoa Tiến luôn thu hút du khách bởi những nét hoa văn độc đáo. “Mỗi loại hoa văn trên vải thổ cẩm thường tượng trưng cho một câu chuyện riêng. Những lúc rảnh rỗi, tôi cũng thường dệt những tấm vải vừa trưng bày, vừa làm kỷ niệm” - bà Bích nói.

Tin liên quan