Bộ Nội vụ: Chủ tịch tỉnh có thể chỉ định lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ thực hiện phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp cơ sở và giao quyền chủ tịch UBND cấp cơ sở.

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn mới cho chủ tịch tỉnh

Bộ Nội vụ đã hoàn tất các dự thảo nghị quyết cũng như luật sửa đổi liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được triển khai thực hiện tới đây.

Trong đó, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, quy định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra.

Bộ Nội vụ: Chủ tịch tỉnh có thể chỉ định lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập ảnh 1

Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng được Bộ Nội vụ dành một điều quy định 22 nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh, trong đó có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn mới.

Trên cơ sở đó, dự thảo nêu rõ, chủ tịch UBND được giao lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND. Chủ tịch tỉnh cũng là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh còn có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình và ở cấp dưới. Đồng thời chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của địa phương.

Liên quan đến bộ máy, nhân sự, người đứng đầu UBND tỉnh sẽ chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp mình.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định, chủ tịch UBND tỉnh sẽ thực hiện phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp cơ sở và giao quyền chủ tịch UBND cấp cơ sở.

Ngoài ra, lãnh đạo UBND cấp tỉnh còn quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phó chủ tịch UBND cấp mình, chủ tịch UBND cấp cơ sở, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND cấp mình, cũng như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Lần sửa đổi này, ban soạn thảo cũng quy định, chủ tịch tỉnh được trao quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên tổ chức cộng đồng dân cư trên địa bàn; ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật…

Đối với chức danh chủ tịch UBND thành phố trực thuộc trung ương, ngoài các quy định trên, chức danh này còn có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch thành phố cũng có thẩm quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị...

Bộ Nội vụ: Chủ tịch tỉnh có thể chỉ định lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập ảnh 2

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

"Có vào, có ra, có lên, có xuống"

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dự kiến tới đây, khi tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, ngoài giảm về số lượng, mỗi xã sau sáp nhập sẽ "gần như một huyện nhỏ".

Đặc biệt, sau khi bỏ cấp trung gian (cấp huyện), nhiều công việc của cấp huyện trước đây sẽ được chuyển về cho cấp xã thực hiện. Điều này đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp xã càng phải cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

Để giải quyết tình trạng này, khi xây dựng dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), cơ quan soạn thảo - Bộ Nội vụ đề xuất có sự liên thông và khi đó cán bộ, công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống. Điều này nhằm giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì, tâm lý đã vào nhà nước là an toàn.

Cơ chế sàng lọc, lựa chọn để nâng cao chất lượng bộ máy, cán bộ công chức cơ sở là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thực hiện mô hình hai cấp (bỏ cấp huyện).

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Khương Thị Mai (đoàn Nam Định), để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, cán bộ cấp xã hiện tại cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngoài ra, theo đại biểu, cũng có thể điều động cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ cấp tỉnh, cấp huyện xuống cấp xã làm việc, để phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, khi sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện, cần rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể, kỹ càng, để lựa chọn, sắp xếp cán bộ, công chức cho phù hợp.

“Nếu cán bộ, công chức cấp xã thực sự chất lượng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, họ vẫn phải được tiếp tục công tác. Còn ở cấp huyện, hay kể cả cấp tỉnh, nếu không đáp ứng được các yêu cầu đề ra, dứt khoát cần phải có phương án xử lý”, ông Mai khẳng định.

Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cũng lưu ý, đi kèm với trách nhiệm công vụ, các chế độ, chính sách phải đủ mạnh, đủ hấp dẫn, để khuyến khích, động viên cán bộ, công chức gắn bó, cống hiến và yên tâm làm việc.

MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên bộ đội tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên bộ đội tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

TPO - Cho biết Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, Đại tướng Phan Văn Giang mong các quân nhân tiếp tục cố gắng, quyết tâm cao hơn, cứu giúp nhiều hơn nữa những người bị nạn.
Thiếu tá QNCN Nguyễn Văn Tuyên khám cho đồng bào trên địa bàn đóng quân đến khám bệnh tại Bệnh xá đơn vị

“Ông đỡ” của trẻ em vùng cao

TP - Đến Kho K380, Binh chủng Pháo binh, đơn vị ẩn mình giữa bạt ngàn núi non hùng vĩ, chúng tôi được nghe câu chuyện về người Bệnh xá trưởng Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Văn Tuyên. Một người mà cán bộ, chiến sỹ đơn vị và không ít bà con đồng bào dân tộc nơi đây đặt cho cái tên trìu mến “Ông đỡ” của trẻ em vùng cao.
Hình ảnh tàu khu trục mới của Triều Tiên đang được chế tạo. (Ảnh: Planet Labs)

Chiến hạm mới nhất của Triều Tiên có thể mang theo vài chục tên lửa

TPO - Hình ảnh vệ tinh cho thấy lớp tàu chiến mới của Triều Tiên có thể được trang bị hàng chục ống phóng thẳng đứng để phóng loại tên lửa mà nước này đã sở hữu. Đây được coi là bước tiến của Bình Nhưỡng, giúp lực lượng hải quân nâng cao năng lực tác chiến và có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.