Bộ GTVT rút nhiều điều kiện kinh doanh 'cài cắm' vào nghị định

TP - Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014, trình Thủ tướng hồi tháng 8 vừa qua, Bộ GTVT đã soạn thảo với nhiều quy định cho phép bộ này đưa ra các điều kiện kinh doanh. Ðiều này ngược với yêu cầu của Thủ tướng với các bộ ngành phải cắt giảm điều kiện kinh doanh, và trái Luật Ðầu tư chỉ cho phép điều kiện kinh doanh quy định ở văn bản pháp quy từ nghị định trở lên, nên Bộ GTVT lại phải rút.

Tháng 8 vừa qua, Bộ GTVT trình Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014 lên Thủ tướng. Ở bản dự thảo trình lần thứ 5 đó, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ GTVT chỉ cắt giảm được 12 điều kiện kinh doanh so với quy định hiện hành, nhưng bổ sung tới 85 điều kiện mới. Trong đó, có tới 21 điều kiện trao quyền “... theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT”, nghĩa là sẽ có thêm các điều kiện được đưa ra ở cấp thông tư, và tương đương. Điều này trái với Luật Đầu tư 2014, khi luật chỉ cho phép quy định điều kiện kinh doanh ở cấp nghị định trở lên; các bộ ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Sau khi CIEM thống kê, góp ý, bản Dự thảo Nghị định trình Thủ tướng ngày 5/10, Bộ GTVT đã bỏ đi 12/21 điều kiện quy định trao quyền cho Bộ trưởng Bộ GTVT, nhưng lại thay vào đó cụm từ “theo quy định” (dù không rõ theo quy định nào). Cùng đó, đơn vị soạn thảo cũng phải bỏ nhiều cụm từ “công bố” thành “thông báo” để giảm tính ràng buộc và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải. Dù vậy, bản dự thảo mới vẫn “níu kéo” lại một số điều khoản trao quyền cho Bộ trưởng Bộ GTVT. Điển hình như khoản 7 Điều 9: “Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên ô tô theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT”;  Khoản 7 Điều 11: “Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết...”; Khoản 4, Điều 25: “Bộ GTVT quy định và hướng dẫn việc niêm yết các thông tin trên ô tô kinh doanh vận tải”...

Ở dự thảo đưa ra vào tháng 8/2018, Bộ GTVT còn ấn cả điều kiện kinh doanh vào phần giải thích từ ngữ: “Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải đã được sở GTVT cấp giấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô”. Dự thảo đưa ra lần này, Bộ GTVT đã bỏ điều kiện “đã được sở GTVT cấp giấy phép”.

Yêu cầu lắp camera đồng loạt, tốn thêm nghìn tỷ

Theo dự thảo mới Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng, từ ngày 1/7/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, xe container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh lái xe trong suốt quá trình điều khiển phương tiện.

Bộ GTVT tính toán, sẽ có khoảng 170.000 xe phải thực hiện lắp camera, với giá thiết bị khoảng 4-6 triệu đồng/bộ có chức năng truyền dữ liệu, phí truyền dữ liệu 600 nghìn đồng/xe/tháng. Do đó, chi phí lắp camera khoảng 680 - 1.000 tỷ đồng; chi phí truyền dữ liệu trên 1.200 tỷ đồng/năm.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.