Vệ sinh toàn xã được định nghĩa là có 70% số hộ gia đình có nhà tiêu cải thiện, 80% số hộ gia đình có điểm rửa tay bằng dành riêng (cố định), có xà phòng (hoặc sản phẩm thay thế xà phòng) và có nước; tất cả các trường học và trạm y tế có công trình cấp nước, vệ sinh và rửa tay hoạt động.
Qua thẩm định kết quả thực hiện chương trình Mở rộng quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn, một số tỉnh, thành đã đạt được những kết quả đáng kể. Hưng Yên đã cải thiện kết quả thực hiện của mình và đã báo cáo kết quả, theo đó vượt mục tiêu 2017.
Vĩnh Phúc và Quảng Ninh cũng đã cải thiện kết quả thực hiện của mình trong báo cáo, nhưng tiếp tục gặp phải khó khăn trong việc đạt được Tiến độ thực hiện cầu nối cáp nước về nhà tiêu mới của hộ gia đình, so với mục tiêu tương ứng của họ là gần 4.000 và 3.000 nhà tiêu mới, được yêu cầu cho 2018.
Vĩnh Phúc đã nhận được hỗ trợ bổ sung từ Cục Quản lý Môi trường Y tế và Ngân hàng thế giơi trong việc lập kế hoạch tốt cho các hoạt động 2018. Tuy nhiên, tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong thực hiện kế hoạch, đặc biệt là đưa mô hình nhà tiêu chi phí chấp ra thị trường và hộ gia đình.
Về tính bền vững Vệ sinh toàn xã, đoàn công tác khuyến nghị rằng các cơ quan trung ước, đặc biệt là Cục Quản lý Môi trường Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần hướng dẫn các tỉnh, cụ thể là các trường học. Đoàn công tác khuyến nghị rằng các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường cử cán bộ chịu trách nhiệm vận hành các công trình nước sạch và vệ sinh, và theo dõi các hành vi vệ sinh.
Điều kiện vệ sinh kém trong nhà tiêu ở trường học là một vấn đề tiếp diễn ở Việt Nam. Lý do là cả tiêu chuẩn điều kiện vật chất ở các trường học còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là các trường học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Theo khảo sát, trung bình ở các trường học ở nông thôn, có 200 học sinh dùng chung một hố tiêu. Trong khi tỷ lệ này là 50 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Nguồn ngân sách cho vệ sinh nhà tiêu cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Chương trình đã nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu tỷ lệ 150 học sinh/hố tiêu năm 2017 và 100 học sinh/hố tiêu từ 2018 trở đi, mặc dù như vậy đã tăng thêm thách thức cho chương trình. Ở trường học, hệ thống nhà vệ sinh rất quan trọng bởi đây là môi trường tập thể, nếu không vệ sinh sạch sẽ, rất dễ gây ra tình trạng lây lan bệnh dịch nhanh chóng. Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, mất độ nhà vệ sinh thưa thớt, quá nhiều học sinh sử dụng chung một nhà vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật, quá trình lây lan bệnh cũng nhanh hơn.
Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều tổ chức. Bản thân mỗi nhà trường cũng cần có sự tiếp thu, nỗ lực để có thể xây dựng hệ thống nhà tiêu đảm bảo vệ sinh với giá rẻ. Các trường học ở nông thôn vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng văn hóa trong các làng xã, chưa nhận thức được nhiều về tầm quan trọng của hệ thống vệ sinh sạch sẽ. Do đó, điều đầu tiên cần phải quán triệt và thực hiện tốt là nâng cao nhận thức của mọi người.