Bình Thuận bảo tồn lễ hội Katê để phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - So với các lễ hội khác trong tỉnh Bình Thuận, lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau. Việc xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề cấp thiết để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào.

Ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký quyết định phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch”.

Lễ hội Katê là một trong năm lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Katê hàng năm diễn ra từ cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch). Tại các đền, tháp, lễ hội Katê diễn ra trong 2 ngày (ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch). Riêng lễ hội Katê tại đền thờ Pô Tằm ở huyện Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng vào giữa tháng 7 Chăm lịch). Sau khi kết thúc Lễ hội Katê tại các đền, tháp, người Chăm Bàlamôn tổ chức Lễ hội Katê tại nhà làng và sau đó cúng Lễ Katê tại gia đình.

Bình Thuận bảo tồn lễ hội Katê để phát triển du lịch ảnh 1

Lễ hội Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm Bàlamôn, thể hiện sự thành kính và biết ơn công lao của các vị thần linh, ông bà, tổ tiên. Ảnh: Báo Bình Thuận.

Lễ hội Katê có quá trình hình thành, tồn tại từ lâu đời trong lịch sử và được duy trì cho đến ngày nay. Katê là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng, tác động nhiều mặt đến tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cộng đồng người Chăm Bàlamôn.

Đồng thời đây là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm, phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đồng bào Chăm.

Lễ hội Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm Bàlamôn, thể hiện sự thành kính và biết ơn công lao của các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã tạo dựng, bảo bọc và chở che cho con cháu được khỏe mạnh, cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc…

So với các lễ hội khác trong tỉnh Bình Thuận, lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau, đối tượng tham gia lễ hội khá đa dạng, không chỉ cộng đồng người Chăm (người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Bàni) trong và ngoài tỉnh Bình Thuận, mà còn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống lân cận như Kinh, Raglai, Cờho, Hoa, Tày, Nùng... và du khách.

Tuy nhiên, lễ hội Katê vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định trong công tác quản lý và tổ chức, như môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng - nơi diễn ra Lễ hội Katê chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng tầm tương xứng; công tác tuyên truyền, quảng bá về nét đặc sắc của Lễ hội Katê chưa được chú trọng…

Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của lễ hội Katê nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm. Đồng thời hướng đến đưa lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn có sức thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề cấp thiết để các sở, ngành, địa phương phối hợp quan tâm hỗ trợ nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội Katê phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.

MỚI - NÓNG
Gia Lai còn 77 xã, phường
Gia Lai còn 77 xã, phường
TPO - Các đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai biểu quyết  thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính còn 77 xã, phường, giảm 133 đơn vị hành chính cấp xã.
Nới visa để tăng tốc du lịch Việt Nam
Nới visa để tăng tốc du lịch Việt Nam
TPO - Du lịch được xác định là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Việc mở rộng visa cho du khách sẽ thúc đẩy phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế; đồng thời có thể “chia lửa” với xuất khẩu khi lĩnh vực này gặp khó do ảnh hưởng từ chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ.