Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra di tích tháp Pô Sah Inư

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, lễ hội Katê năm 2022 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) từ ngày 24 - 25/10 với các nghi thức lễ truyền thống và nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, hấp dẫn.

Katê là lễ hội có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Vào Lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè, người thân.

Lễ hội Katê năm 2022 sẽ được tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư vào ngày 24 và 25/10 tới. Trong hai ngày chính hội Katê sẽ diễn ra nhiều hoạt động, lễ nghi truyền thống của người Chăm Bà-la-môn tại khuôn viên đền tháp Pô Sah Inư như: Lễ tống ôn, lễ cúng cầu an, nghi lễ mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga - Yoni và đại lễ cúng mừng Katê…

Dịp này, Bình Thuận sẽ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Katê trên tháp Pô Sah Inư được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phục dựng từ năm 2005 và thường tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch hàng năm. Đây là lễ hội dân gian của đồng bào Chăm Bình Thuận có quy mô lớn nhất với sự tham gia của rất đông đồng bào Chăm và người dân địa phương, thu hút nhiều khách du lịch đến xem và trải nghiệm. Lễ hội Katê trên tháp Pô Sah Inư đã được tỉnh Bình Thuận xác định là 1 trong 5 lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.